Trong giai đoạn vừa qua, do những tồn tại, vướng mắc về cơ chế chính sách về phát triển và quản lý chợ, nên công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế.
Vì vậy, việc ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 sẽ là một “đòn bẩy” giúp các địa phương tháo gỡ những nút thắt về vốn, đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động trong công tác phát triển chợ.
Nhiều bất cập về chợ
Thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ, trong đó có: 15 chợ hạng 1, 59 chợ hạng 2, 350 chợ hạng 3, 31 chợ chưa phân hạng, trong đó, có 2 chợ đầu mối Minh Khai và chợ đầu mối phía Nam và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối gồm: Chợ Long Biên chuyên hoa quả, rau các loại; chợ thuỷ sản Yên Sở; chợ gia cầm Hà Vĩ; chợ vải Nành; chợ hoa Quảng An.
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội còn một số hạn chế trong đó có công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ. Các chợ thành thị do nhà nước đầu tư đã xuống cấp, không thu hút được xã hội hóa, cần cải tạo, nâng cấp nhưng không đầu tư được từ ngân sách nhà nước.
Chợ đầu mối cần đáp ứng các tiêu chí nào?
Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định, đáp ứng các tiêu chí về quy mô, vị trí, hạng mục công trình; còn chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất.
Một số địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách để đầu tư nâng cấp chợ trên địa bàn thành thị nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại… nhưng không thể triển khai do vướng mắc trong thực tiễn và mâu thuẫn với các quy định của Nghị định về chợ.
Đăng thảo luận