Trung Quốc dự kiến cho phép chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để mua nhà chưa bán được, nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.

Trung Quốc dự kiến cho phép chính quyền địa phương dùng trái phiếu để mua nhà chưa bán được  第1张

Một khu nhà ở với dòng chữ quảng cáo "Căn hộ sẵn sàng chuyển đến" tại Thiên Tân, Trung Quốc vào ngày 5-6. Hơn một năm rưỡi sau khi các hạn chế do COVID-19 chấm dứt - Ảnh: Newsweek

Trong cuộc họp báo ngày 12-10, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lam Phật An đã tiết lộ về kế hoạch sử dụng trái phiếu và công cụ đặc biệt của chính quyền địa phương để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.

Ông Lam Phật An cho biết chính quyền trung ương có dư địa để mở rộng chi tiêu và cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để giảm gánh nặng nợ của chính quyền địa phương, bao gồm cả việc đưa ra hạn ngạch một lần “lớn” để hoán đổi nợ của họ với trái phiếu có lãi suất thấp.

Bộ trưởng Tài chính bổ sung rằng chính quyền đang cân nhắc các công cụ khác, ngoài những biện pháp được công bố tại cuộc họp báo.

Hỗ trợ tài chính là mảnh ghép còn thiếu lớn nhất trong gói kích thích Bắc Kinh triển khai vào cuối tháng 9.

  • Trung Quốc dự kiến cho phép chính quyền địa phương dùng trái phiếu để mua nhà chưa bán được  第2张

    Giảm lãi suất thế chấp để hỗ trợ thị trường nhà ở Trung QuốcĐỌC NGAY

Ngày 24-9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Phan Công Thắng cho biết sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, hạ lãi suất chính sách và lãi suất chuẩn thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng, cam kết thúc đẩy mở rộng tiêu dùng và đầu tư.

Theo thống đốc Phan Công Thắng, động thái này sẽ bơm khoảng 1.000 tỉ nhân dân tệ (141,7 tỉ USD) thanh khoản dài hạn vào thị trường tài chính.

Lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2024. Theo Bloomberg, việc mở rộng chi tiêu công hơn được cho rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn đang chịu áp lực giảm phát.

Các nhà kinh tế vốn định nghĩa giảm phát là sụt giảm kéo dài và trên diện rộng về mức giá chung đối với hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian.

Ông Robert Carnell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Tập đoàn ING (Hà Lan), cho rằng giảm phát là một tình trạng “nguy hiểm”, đặc trưng bởi sự sụt giảm của giá tiêu dùng cũng như giá tài sản và tiền lương, dẫn đến hoạt động kinh tế chậm lại rõ rệt.