YênBái - Giám sát và phản biện xã hội (GSVPBXH) là ý kiến của nhân dân dựa trên cơ sở động cơ trong sáng, trí tuệ và trách nhiệm công dân cao đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.
Cán bộ, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tỉnh và lãnh đạo các ngành, đoàn thể tỉnh tham dự Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
>>Yên Bái đẩy mạnh giám sát và phản biện xã hội
>>Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội
>>Yên Bái: Mặt trận Tổ quốc các cấp hướng mạnh về cơ sở
Vì vậy, khi một cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở có nghĩa là việc GSVPBXH của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ quan, đơn vị, địa phương đó đã được đảm bảo thực hiện tốt.Nhờ phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đặc biệt, với việc đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả GSVPBXH của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội theo trọng tâm, trọng điểm, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tiếp thu, giải trình, trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, các đề xuất, kiến nghị sau GSVPBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Từ năm 2020 đến nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện 3.917 cuộc giám sát; phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 1.896 cuộc giám sát; ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát 1.125 cuộc; ban giám sát đầu tư cộng đồng tiến hành giám sát trên 2.212 dự án đầu tư…
Đặc biệt, nêu cao vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện công tác GSVPBXH, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tăng cường thực hiện giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chế độ, chính sách liên quan đến đời sống nhân dân…, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh.
Tại Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò GSVPBXH”.
Vì vậy, để phát huy cao vai trò của nhân dân tham gia GSVPBXH trong thời gian tới, MTTQ các cấp sẽ tiếp tục xây dựng quy chế GSVPBXH của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp; trong đó có cơ chế giám sát và phản biện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Củng cố và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò trách nhiệm và lực lượng nhân dân trong giám sát cũng như phản biện hoạt động các tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Thực tế cũng cho thấy, GSVPBXH là giải pháp vô cùng quan trọng vừa phát huy cao vai trò của nhân dân, vừa tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, đảng viên trước nhân dân. Qua đó, góp phần làm trong sạch bộ máy quyền lực, giúp cán bộ, đảng viên các cơ quan công quyền thực sự xứng đáng là những công bộc của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Thanh Hương
Tags giám sát phản biện xã hội nhân dân Quy chế dân chủ ở cơ sở Mặt trận Tổ quốc
Đăng thảo luận