Khi mùa nước nổi bắt đầu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng mà còn có những món ăn dân dã đầy sức hút. Những món ăn đặc sản ở miền Tây, những món ăn dân dã đậm đà hương vị miền sông nước khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Càng cua luộc

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第1张

Càng cua được xem là một trong những đặc sản mùa nước nổi của miền Tây. (Ảnh: Thanh)

Vào mùa này người dân địa phương chỉ sử dụng loại cua đồng nhỏ nhưng chắc thịt, thơm ngon. Càng cua luộc giữ hương vị tự nhiên, ăn kèm với chút muối tiêu chanh sẽ càng làm tôn lên vị ngọt thanh của thịt cua. Đây là món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng sự tinh tế trong từng thớ thịt.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Khô cá chạch

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第2张

Khô cá chạch. (Ảnh: Thanh)

Mùa nước nổi cũng là thời điểm lý tưởng để thu hoạch cá chạch, một loài cá nhỏ thịt dai và vị ngọt đậm. Cá chạch sau khi bắt về thường được làm khô, sau đó đem nướng hoặc chiên giòn, chấm mắm me, ăn kèm với cơm trắng nóng hổi. Khô cá chạch mang vị mặn mòi của miền sông nước, tạo nên cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lẫm cho du khách khi lần đầu thưởng thức.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Canh chua cá linh bông điên điển

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第3张

Canh chua cá linh và bông điên điển. (Ảnh: Quyên Lê)

Cá linh và bông điên điển là món ăn nổi tiếng, đặc sản ẩm thực miền Tây đặc biệt vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa tầm tháng 9-10 là cá linh non, thịt mềm, hầu như không có xương, thịt ngọt. Đúng độ ấy, bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, những bông hoa dại màu vàng ươm, vị giòn, bùi.

Vị ngọt từ cá linh, chua chua, thơm giòn của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt… tạo nên một món ăn tuyệt tác miền sông nước mà không đâu có được. Tuy nhiên, không phải lúc nào đến miền Tây du khách cũng có thể ăn được món ăn này bởi bông điên điển chỉ có theo mùa, cá linh cuối mùa có nhiều xương hơn, nấu canh, nấu lẩu không còn ngon như trước. Do đó, hãy tranh thủ thời điểm vàng này để thưởng thức món ăn "cộp mác" mùa nước nổi nhé.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Bông súng mắm kho

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第4张

Bông súng mắm kho. (Ảnh: Quyên Lê)

Bông súng cũng là loại nguyên liệu đặc trưng chỉ có ở mùa nước nổi đồng bằng sông Cửu Long. Chúng mọc ở vũng đất trũng, đọng bùn, khi mùa nước về, bông súng trồi lên. Những bông súng được người dân ở đây chế biến các món ăn.

Cách chế biến món bông súng cũng rất đơn giản, người dân hái bông súng ở các đầm nước nổi về rửa nhẹ nhàng cho sạch bùn, sau đó tước hết lớp vỏ bên ngoài, xắt khúc ngắn và để ráo nước. Mắm dùng để kho thường là cá linh hoặc cá sặc. Mắm phải nấu nước sôi bỏ vào, lọc bỏ xương, bỏ sả bằm, tép, hến hay cá lóc được bỏ vào đúng lúc khi mắm vừa sôi lại. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng sẽ là món ăn tuyệt vời, ấn tượng cho những du khách lần đầu thưởng thức.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Ba khía muối

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第5张

Ba khía muối, món ăn thân thuộc của người dân miền Tây. (Ảnh: Quyên Lê)

Hình cảnh con ba khía rất thân quen với người dân vùng sông nước miền Tây và có trong bữa cơm thân thuộc của nhiều gia đình miền sông nước. Về bí quyết để chọn ba khía ngon, người ta thường bẻ ngoe, nếu thấy đầy thịt là ngon, còn ngoe trống rỗng là ba khía muối lâu ngày tiêu hết thịt hay còn gọi là bị bủng. Ba khía muối là đặc sản nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ba khía được gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh, chỉ đợi tầm 30 phút cho ngấm là ăn được. Món ăn đẫm vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt, chỉ cần ăn với cơm trắng cũng đủ ngon.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Ốc bươu nướng tiêu xanh

Những con ốc bươu béo mập, săn chắc được ngâm nước gạo qua đêm để loại bỏ bùn đất, xả sạch với nước, chặt đít. Uớp ốc với tiêu xay, tiêu sống, mắm, bột ngọt, đường khoảng 10 phút cho thấm gia vị rồi nướng trên bếp than khoảng 3-5 phút, món ăn sẽ thơm lừng.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Chuột đồng nướng lu

Rất nhiều du khách khi nghe tên món ăn chuột đồng nướng lu đã e ngại và bảy tỏ không muốn thưởng thức, nhưng khi món được bày lên đĩa, nhìn miếng thịt vàng ruộm, mùi thơm lan tỏa đã cảm thấy hấp dẫn và đặc biệt khi thưởng thức thì hết lời khen ngon và bày tỏ thích thú.

Theo người dân miền Tây, những chú chuột đồng, chuyên ăn lúa gạo nên không mang nhiều vi khuẩn như chuột cống. Thịt chuột có thể nướng tẩm ướp các loại gia vị như muối ớt, sả… Cách đặc biệt nhất ở miền Tây chính là nướng lu. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó móc từng con vào lu. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Thịt thơm, mềm và da rất giòn, ngon.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Lẩu mắm

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第6张

Lẩu mắm miền Tây, một trong món ăn nổi tiếng, đặc sản của người dân nơi đây. (Ảnh: Quyên Lê)

Theo người dân miền Tây, trước kia lẩu mắm là một trong những đặc sản nổi tiếng ngon nhất và chỉ được đãi vào những dịp quan trọng hay nhà có khách quý đến chơi nhà. Tuy nhiên ngày nay, lẩu mắm được làm thường xuyên hơn, không cứ là dịp quan trọng. Đặc biệt tại các hàng quán, nhà hàng cũng được bán quanh năm, nhưng để lẩu mắm ngon nhất thì vào mùa nước nổi, khi có hàng trăm loài cá, nhiều loại hoa trổ bông khiến tươi ngon để người dân chế biến. Nguyên liệu chính để tạo sự một chiếc lẩu mắm gồm cá bông lau cắt khúc, thịt ba chỉ ngon, mực, tôm, đậu bắp, một ít mắm cá sặc và xương heo để làm nước dùng.

Thưởng thức lẩu mắm lúc còn nóng, vị đậm đà của gia vị thấm đều trong thịt, cá làm người ta khó lòng mà quên được. Những gắp rau nhút, ngói súng ăn kèm lại càng tăng vị của món ăn. Muốn nếm thử vị thơm đặc trưng của mắm cá linh, nhất định du khách phải về miền Châu Đốc – An Giang, ghé vào bất kì một quán nào ven đường, người dân sẽ phục vụ bạn rất nhiệt tình đấy.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Gỏi sầu đâu cá sặc

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第7张

Gỏi sầu đâu cá sặc. (Ảnh: Quyên Lê)

Món gỏi sầu đâu là món ăn của người Campuchia sau đó du nhập vào các tỉnh biên giới như An Giang, Kiên Giang và trở thành món ăn của nhiều gia đình miền Tây. Hoa và lá non của cây sầu đâu để được dùng để làm gỏi, chúng có vị đắng nên cần chần qua để giảm vị.

Người ta sử dụng khô cá sặc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc chín cắt miếng và dưa leo rửa sạch bàu mỏng, ớt thái mỏng để trang trí cho món thêm đẹp mắt. Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị xong, trộn tất cả với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, rồi trộn lại thật đều một lần nữa cho gia vị thấm trước khi bày ra đĩa. Một thành phần quan trọng làm nên vị ngon lạ cho món chính là nước mắm me chua ngọt để chấm cùng. Sự hài hòa của các vị chua, cay, mặn, ngọt khiến món ăn trở nên hấp dẫn.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Ốc kho sả ớt

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第8张

Ốc kho sả ớt, món ăn với cách chế biến độc đáo nhưng cực ngon mà người dân miền Tây chế biến. (Ảnh: Thanh)

Ốc mùa nước nổi thường béo ngậy và có thịt thơm. Người dân thường chọn kho ốc với sả ớt, tạo nên hương thơm cùng vị cay nồng, đánh thức mọi giác quan. Khi kho, ốc ngấm gia vị vừa phải, thịt ốc giòn giòn, ăn kèm với cơm trắng thì "đúng bài" không gì bằng.

Món ăn đặc sản ở miền Tây: Canh hến

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第9张

Canh hến. (Ảnh: Thanh)

Hến sau khi được bắt từ những con nước về, người ta đem luộc chín, rồi lấy phần thịt để nấu canh cùng rau đắng hoặc bông điên điển. Nước canh hến ngọt thanh, kết hợp với vị đắng nhẹ của rau, tạo nên một món ăn thanh mát, giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Món canh này không chỉ ngon mà còn là một trong những bài thuốc dân gian giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Mùa nước nổi mang đến không chỉ là những trải nghiệm về cảnh sắc thiên nhiên mà còn là sự phong phú của ẩm thực miền Tây. Mỗi món ăn, dù giản dị nhưng đều chứa đựng sự khéo léo, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của người dân miền sông nước. Nếu có thể sắp xếp, du khách nên đi du lịch miền Tây mùa nước nổi, đây là thời điểm để du khách có thể thưởng thức rất nhiều món ăn, đặc sản nổi tiếng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Tham khảo thêm

Những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực miền Tây

Ngọt lịm, thơm nức những món đặc sản vào mùa nước nổi miền Tây  第10张