Ứng xử văn minh để không còn tư duy du lịch mùa vụ 'chộp giật'' 第1张 Ứng xử văn minh giúp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến cho Việt Nam. (Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Không chỉ là những “câu chuyện muôn thuở” liên quan tới chặt chém, lừa đảo dịch vụ, chất lượng sản phẩm kém..., còn vô số những “điểm trừ” trong ứng xử đã và đang khiến hình ảnh du lịch Việt ở nhiều điểm đến trở nên xấu xí. Như chuyến trải nghiệm ở Cửa Lò, Nghệ An dịp cuối tuần cùng công ty của du khách Nguyễn Thúy Ngà đến từ Hà Nội vừa qua.

“Vận chuyển ở đây không để đâu cho hết buồn cười. Tối và sáng xe điện chạy như chuồn chuồn sắp mưa, mà trưa đi ăn muốn gọi cái xe cũng đành bó tay vì ‘nắng họ về ngủ hết rồi.’ Xe dịch vụ khách sạn gọi hộ chở nhóm 7 người đi được quãng 500 mét thì đuổi khách xuống vì có cuốc gọi đi đường dài hơn, mặc kệ khách đứng nắng tự xoay xở,” chị Ngà thở dài kể lại trải nghiệm nhớ đời.

Du lịch Việt bao giờ hết “chộp giật”?

Tiếp tục câu chuyện, chị Thúy Ngà chia sẻ dư âm còn lại sau kỳ nghỉ là buồn, thất vọng và bức xúc. Vấn đề đầu tiên chị gặp phải là giá phòng đắt vô lý. Đắt không phải vì giá quá cao mà bởi không xứng đáng với chất lượng.

Trước đó, vừa lưu trú Quy Nhơn cuối tuần trước, chị ở khách sạn sát mặt biển, phòng hai giường đôi view biển, chuẩn sạch như 5 sao giá 500.000 đồng/đêm, nên khi nghe nhân viên báo giá phòng đôi Cửa Lò 600.000 đồng/đêm, ở mặt sau không hướng biển thì cũng an tâm tạm ổn, ít nhất là sạch đẹp.

 Ứng xử văn minh để không còn tư duy du lịch mùa vụ 'chộp giật'' 第2张 Tường phòng nghỉ mà công ty chị Thúy Ngà thuê ở Cửa Lò. (Ảnh: NVCC)

“Nhưng ối giời ơi, đến nhận phòng mình phải dùng đúng từ choáng váng. Công ty đặt hơn 10 phòng thì đến 3 phòng hỏng điều hòa, có phòng không vòi sen; ga gối, khăn đều loại rẻ tiền và ố vàng, cả phòng chỉ có 1 cái bóng đèn tuýp 60cm sáng nhờ nhờ, tường trần mốc và đầy vết vẽ bậy… Con mình thấy thế quay sang mẹ thì thầm ‘mẹ ơi phòng này cho ở không cũng tệ đừng nói thu tiền.’ Nói thật là tôi không biết phải dùng từ gì để tả về cảm xúc lúc đó,” chị Ngà nói.

Du khách này cho biết chẳng muốn nói xấu quê hương, nhưng không nói thì thấy mình không chính trực và nếu cứ để tình trạng đó tiếp diễn Cửa Lò sẽ thật tệ trong mắt du khách. Chị bảo: “Từ đầu mùa Hè, tham gia các hội nhóm du lịch, tôi đã nghe ì xèo chê Cửa Lò về việc chặt chém du khách, giá cả không xứng tầm chất lượng dịch vụ... Cứ nghĩ chắc mọi người quen kiểu đi là ngồi bãi biển gọi đồ, giờ vào quán hàng thì thấy không quen thôi, nhưng hóa ra không phải vậy.”

Chị đánh giá, bao năm chưa thấy hạ tầng du lịch quê hương cải thiện là bao mà chỉ thấy chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ đi xuống và bản chất lành hiền, chất phác người quê thì bay biến theo tốc độ đô thị hóa. “Thật sự mong mỏi người Cửa Lò tự nhìn lại mình. Bởi mỗi người làm du lịch là mang trên mình sứ mệnh như một đại sứ. Chính họ sẽ mang đến những điểm chạm cảm xúc đầu tiên cho du khách. Chính quyền cũng cần rà soát, chỉnh đốn chất lượng dịch vụ, thái độ con người trước mỗi mùa du lịch,” chị bày tỏ.

Cũng có trải nghiệm kém vui trong chuyến đi khảo sát cho công việc ở một tỉnh ven biển miền Trung dịp Hè này, chị Đậu Thúy cho hay chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như chủ homestay tiếp nhận góp ý của chị với thái độ cầu thị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, thay vì đôi co, thậm chí thách thức cả khách hàng.