GS Võ Tòng Xuân đã dành cả cuộc đời cho cây lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng quốc tế Vinfuture vào cuối năm 2023 - giải thưởng Khoa học và Công nghệ được đánh giá là có giá trị nhất hành tinh với sứ mệnh phụng sự nhân loại, với công trình Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh.
Tại buổi gặp mặt các nhà khoa học và tổng kết ngành khoa học năm 2023 của TP Cần Thơ, GS Võ Tòng Xuân nói rằng, mục tiêu cuối cùng ông luôn hướng tới là làm sao cho bà con trồng lúa có lợi tức khá hơn. GS Xuân kể, những năm sau giải phóng, đất nước hòa bình, Nhà nước phát động phong trào an ninh lương thực, tránh nạn thiếu đói sau thời gian dài chiến tranh. Những năm 1976 - 1977, ở Tân Châu (An Giang) bắt đầu có dịch rầy nâu phá hoại lúa, các vùng lúa cao sản ở các tỉnh bị rầy nâu tàn phá, bà con phun thuốc rất nhiều, rồi mất mùa, phải đi khắp nơi mua gạo ăn…
GS Võ Tòng Xuân (ngoài cùng bên trái) trò chuyện cùng nông dân, doanh nghiệp trong lần đi thăm đồng. Ảnh: H. VŨ
“Điều kiện lúc đó đòi hỏi phải có giống lúa ngắn ngày, thấp cây hơn, không dùng giống lúa mùa nữa. Nhận thấy nhiệm vụ của mình lúc này rất quan trọng, nên chúng tôi gửi điện tín sang Philippines liên hệ với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI). Tôi từng được huấn luyện ở đó, IRRI được thành lập từ năm 1960, với những nhà khoa học gạo cội, chúng tôi muốn tranh thủ thành quả của họ về áp dụng cho Việt Nam”, GS Xuân kể lại.
Linh cữu GS Võ Tòng Xuân được quàn tại Câu lạc bộ Hữu trí TP Cần Thơ, lễ viếng bắt đầu từ tối 19/8, di quan sáng 22/8/2024, sau đó linh cữu được an táng tại quê nhà của giáo sư ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang).
Nhận được các hạt giống lúa (IR32, IR34, IR36, IR38) từ IRRI, GS Võ Tòng Xuân đã cùng cán bộ khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) bắt tay nghiên cứu, trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy giống lúa IR36 ưu việt nhất và được chọn để nhân rộng. Sau đó, ĐH Cần Thơ (nơi GS Xuân công tác) tiếp tục sát cánh với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long để lai tạo ra những giống lúa mới, giảm phụ thuộc vào IRRI, và nhiều giống lúa mới ra đời đến hôm nay.
Vào tháng 4/2024, tại tọa đàm “Ngồi lại với tương lai” diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, GS Võ Tòng Xuân đã có những chia sẻ về kỹ năng sống cũng như những kinh nghiệm trong quá trình theo đuổi, làm nghề với các bạn sinh viên. Theo GS Võ Tòng Xuân, tương lai của các bạn trẻ sẽ phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận về cuộc sống. Để xây dựng tương lai tươi sáng, mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn lạc quan, tích cực. Sau đó, các bạn phải xác định được niềm đam mê thực sự của mình đối với nghề nghiệp tương lai và dấn thân cho niềm đam mê đó.
GS Xuân khuyên các bạn sinh viên, khi đã xác định được mục tiêu phải học thật kỹ, thật sâu kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm phục vụ cho đam mê, ngành nghề đó. “Việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều cách, nhiều nguồn chứ không chỉ có học trên lớp với thầy cô”, GS Xuân đúc kết.
GS Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Cả sự nghiệp ông cống hiến cho khoa học, ngành nông nghiệp, đã được nhiều giải thưởng, danh hiệu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những năm 1980 - 1985, ông đưa ra giống lúa IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
GS Võ Tòng Xuân được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế tặng thưởng các phần thưởng cao quý, như: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Pháp (1996); Giải Cựu sinh viên xuất sắc nhất của ĐH Philippines tại Los Banos (2001), Giải thưởng Derek Tribe - Australia (2005)...
Phát hiện rùa núi vàng quý hiếm trong trường học 19/08/2024 Tiết lộ bộ sạc pin điện thoại nhanh nhất thế giới: Sạc đầy trong 5 phút 19/08/2024 Những thông tin chuẩn nhất về iPhone 16 18/08/2024 Hòa Hội Xem nhiềuThế giới
‘Nhóc’ hà mã lùn Thái Lan bỗng dưng nổi tiếng khắp cõi mạng
Xã hội
Kon Tum tiếp nhận một cá thể trăn đất quý hiếm được người dân giao nộp
Khoa học
Người Scandinavia đã sử dụng thuyền làm bằng da động vật cách đây 5.000 năm?
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Đăng thảo luận