Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt?
(Dân trí) - Theo bác sĩ Đỗ Thị Tú Anh, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh, khá nhiều trẻ mắc phải. Việc cắt thắng lưỡi sớm hay muộn tùy thuộc vào các cấp độ dính thắng lưỡi của trẻ.
4 ảnh hưởng của dính thắng lưỡi tới sự phát triển của trẻ
Theo bác sĩ Đỗ Thị Tú Anh, Trưởng khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, dính thắng lưỡi (dính phanh lưỡi) là sự bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh ở trẻ. Đây là tình trạng phanh lưỡi (lớp màng niêm mạc mỏng dính từ sàn miệng tới mặt dưới của lưỡi) bị ngắn, làm cho mọi chuyển động của lưỡi gặp khó khăn.
Nhiều trẻ bị dính thắng lưỡi cần phẫu thuật để không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và khả năng ngôn ngữ của bé (Ảnh: TCI).Tuy là một dị tật nhỏ, song dính thắng lưỡi gây ra 4 ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của trẻ:
Hạn chế vận động của lưỡi: tùy theo mức độ dính, mà dị tật này có thể ảnh hưởng ít hay nhiều tới sự vận động của lưỡi. Dính thắng lưỡi khiến trẻ không thể đưa lưỡi lên trên, chạm vào vòm miệng, hoặc đưa sang 2 bên chạm vào niêm mạc má.
Ảnh hưởng khả năng nhai, nuốt, ăn uống: trẻ bị dính thắng lưỡi thường khó bú mẹ, khiến mẹ bị đau núm vú. Trẻ bú bình cũng khó khăn, bú chậm, cáu gắt do bú được ít. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ tăng cân chậm. Dính thắng lưỡi cũng khiến cử động nhai nuốt của bé khó khăn, dễ dẫn tới khớp cắn hở.
Ảnh hưởng tới răng của trẻ: ở giai đoạn mọc răng, dính thắng lưỡi có thể làm nghiêng răng cửa phía dưới, hoặc kéo các răng cửa phía dưới ngả vào trong. Đồng thời, dính thắng lưỡi cũng làm ảnh hưởng tới nha chu, như co kéo và gây tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới.
Ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ: do cử động lưỡi kém linh hoạt, đặc biệt trong việc uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước nên khi trẻ tập nói, tập phát âm, trẻ sẽ phát âm các âm: ch, d, l, r, t… tùy theo mức độ dính. Đối với trẻ lớn, khi phát âm, nếu chú ý, bạn sẽ thấy, hơi luồn sang hai bên má.
Trẻ dính thắng lưỡi: có cần cắt ngay hay không?
Cắt thắng lưỡi là một thủ thuật đơn giản và an toàn, thực hiện nhanh chóng (Ảnh: TCI).Dính thắng lưỡi được chia làm 4 mức độ như sau:
Độ 1: dính lưỡi nhẹ, phần lưỡi di động từ 12 - 16mm.
Độ 2: mức độ dính trung bình, phần lưỡi di động từ 8 - 11mm.
Độ 3: mức độ dính nặng khi phần lưỡi di động từ 3 - 7mm.
Độ 4: mức độ dính hoàn toàn khi phần lưỡi di động nhỏ hơn 3mm.
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ cần cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt để không bị ảnh hưởng tới khả năng tập nói, và cắt sớm trẻ sẽ không đau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tú Anh, việc cắt thắng lưỡi sớm hay muộn tùy thuộc vào các cấp độ dính thắng lưỡi của trẻ như đã nêu ở trên.
"Thực tế thì trẻ cắt sớm cũng được, nhưng tại Thu Cúc TCI, chúng tôi thường khuyên ba mẹ đợi con được 5 - 6 tháng mới cắt là tốt nhất. Lý do là bởi ở giai đoạn này, các con đã có số cân nặng ổn, sức đề kháng tốt, thì khả năng lành thương sẽ tốt hơn", bác sĩ Tú Anh nói.
Thủ thuật cắt thắng lưỡi: 2 lựa chọn cho ba mẹ
Các bác sĩ chuẩn bị cho ca phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi bằng dao Plasma (Ảnh: TCI).Bác sĩ Tú Anh cho hay, hiện nay có 2 phương pháp phổ biến áp dụng trong cắt thắng lưỡi cho trẻ, đó là cắt bằng dao Laser và dao Plasma. Phương pháp dao Laser có chi phí thấp hơn, phương pháp này gây tê cục bộ, sau đó sử dụng dao laser để xử lý phần phanh lưỡi bị sai vị trí. Để thực hiện cắt bằng laser, phương pháp này đòi hỏi trẻ có khả năng phối hợp, hoặc phụ huynh có thể giữ trẻ. Sau khi cắt, trẻ có thể bị đau nhẹ và cần kiêng một số thực phẩm.
Phương pháp tối ưu hơn là cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma hiện đại. Để thực hiện, trẻ cần được nhịn ăn, uống tối thiểu 6 giờ trước khi phẫu thuật. Trước khi cắt, trẻ được áp mê với liều lượng thấp, do vậy quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, khoảng vài phút, trẻ không bị đau và quấy khóc. Đặc biệt, dao Plasma có khả năng cắt đốt và cầm máu tại chỗ, do đó trẻ không bị chảy máu trong và sau phẫu thuật. Kết thúc phẫu thuật, trẻ có thể ăn uống bình thường, theo dõi tại viện 1 giờ và sau đó xuất viện.
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến áp dụng trong cắt thắng lưỡi cho trẻ, đó là cắt bằng dao Laser và dao Plasma (Ảnh: TCI).Theo bác sĩ Tú Anh, trong những tháng đầu đời, phụ huynh cần quan sát trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ gặp khó khăn khi bú, lưỡi không thể di chuyển sang 2 bên hoặc đưa ra ngoài môi… hãy đưa trẻ đi khám và được tư vấn về cắt thắng lưỡi, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Sức khỏe chủ động là chuyên mục do Báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Để tìm hiểu thêm về các bài viết, hoặc đặt lịch khám, độc giả xem thêm tại đây hoặc liên hệ 1900 55 88 92.
Đăng thảo luận
2024-11-22 19:55:25 · 来自139.206.188.126回复
2024-11-22 20:05:26 · 来自171.15.48.139回复
2024-11-22 20:15:17 · 来自121.77.152.168回复
2024-11-22 20:25:30 · 来自36.61.92.104回复
2024-11-22 20:35:47 · 来自222.39.214.160回复
2024-11-22 20:45:26 · 来自139.213.134.59回复
2024-11-22 20:55:22 · 来自36.61.107.200回复
2024-11-22 21:05:37 · 来自182.82.231.79回复
2024-11-22 21:15:19 · 来自106.88.71.197回复
2024-11-22 21:25:28 · 来自61.235.126.124回复
2024-11-22 21:35:28 · 来自139.209.103.91回复
2024-11-22 21:45:24 · 来自61.237.220.81回复
2024-11-22 21:55:30 · 来自182.90.243.86回复
2024-11-22 22:05:26 · 来自182.88.114.44回复