Những ngày qua nhiều du khách ghi lại hình ảnh voọc bạc ôm con nhưng thú vị chú voọc con lông lại vàng chóe khác hẳn cha mẹ, Thảo cầm viên Sài Gòn có lý giải về việc này.

Thảo cầm viên lý giải voọc bạc nhưng sinh con lông vàng  第1张

Hình ảnh voọc bạc ôm con có màu lông vàng, nhiều du khách hài hước chắc có "dan dan díu díu mập mờ" với vượn má hung gần đó - Ảnh: THẢO CẦM VIÊN

Cụ thể tại khu vực chuồng voọc bạc ở Thảo cầm viên Sài Gòn có một cặp vừa sinh con. Đáng chú ý lông chú voọc con lại vàng chóe khác hẳn cha mẹ.

Trùng hợp cạnh đó có một chuồng vượn má hung có một chú vượn có màu lông y hệt voọc con. Nhiều du khách hài hước ghẹo rằng chú voọc con chắc có gì với chú vượn chuồng bên cạnh.

Vì sao voọc bạc lại sinh con lông vàng ở Thảo cầm viên Sài Gòn?

Trước thắc mắc của du khách, Tuổi Trẻ Online có trao đổi với ông Mai Khắc Trung Trực - giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Thảo cầm viên Sài Gòn - về câu chuyện này.

Ông Trực cho biết voọc bạc có đặc điểm rất thú vị, dù cha mẹ có màu lông đen pha bạc nhưng voọc con khi sinh ra sẽ có lông vàng.

Khoảng 6 tháng sau khi sinh chú voọc con mới đổi dần màu lông sang đen. Và khoảng một năm thì lông sẽ chuyển sang hoàn toàn giống với cha mẹ chúng.

Ông Trực cũng cho biết thêm trong Thảo cầm viên có loài vượn má hung cũng có đặc điểm thú vị không kém: vượn đực lông màu đen, còn vượn cái lông màu vàng.

"Khi con non sinh ra lông sẽ màu vàng. Sau đó mất khoảng thời gian để chuyển dần sang màu đen. Đến khoảng hai năm tuổi, con cái sẽ chuyển dần trở lại màu lông vàng. Con đực sẽ giữ màu lông đen", ông Trực cung cấp.

Thảo cầm viên lý giải voọc bạc nhưng sinh con lông vàng  第2张

Vượn má hung bị nghi ngờ lại là vượn cái - Ảnh: THẢO CẦM VIÊN

Thảo cầm viên đa dạng sinh học

Cho đến hiện nay, Thảo cầm viên có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ.

Tại đây cũng nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài. Trong đó có nhiều loài thuộc loại quý hiếm như trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hươu vàng, báo lửa, báo gấm...