Ở Nhật Bản có một tập tục 'dọa trẻ em khóc', với niềm tin rằng trẻ khóc càng to thì càng khỏe mạnh.
Có 200 em bé đã tham gia lễ hội thi khóc năm nay - Ảnh: MAINICHI
Năm nào ở Nhật cũng có những lễ hội thi khóc thu hút sự tham gia của rất đông các em bé, với cách thức thi đấu khác biệt tùy thuộc vào từng vùng miền.
Năm nay là lần thứ 29 đền Choko-ji, thành phố Numazu, tỉnh Shizuoka tổ chức lễ hội thi khóc của các đô vật sumo tí hon.
Vì sao năm nào ở Nhật cũng tổ chức lễ hội thi khóc của các đô vật sumo tí hon?
TIN LIÊN QUANKhám phá hòn đảo của những sumo ở Nhật Bản
Khám phá 'Khu vườn bí mật' cùng chú heo Sumo
Tin giả về động đất lan truyền khắp mạng xã hội Nhật Bản
Các "thí sinh" tham gia sẽ được quấn trên đầu một chiếc khăn nhìn giống như những đô vật sumo tí hon và thi đấu theo đội.
Hai võ sĩ sumo bế 2 trẻ trên tay và đứng trên sàn đấu. Theo thông lệ, các nhân viên đeo mặt nạ quỷ cố gắng dọa những đứa trẻ khóc.
Em bé đầu tiên cất tiếng khóc sẽ được trọng tài tuyên bố chiến thắng.
Nhưng nếu cả hai bên đều khóc cùng lúc, trọng tài sẽ căn cứ xem em bé nào khóc to hơn để tuyên bố chiến thắng.
Có nhiều trận đấu mà các em bé không hề khóc, không thay đổi nét mặt, thậm chí có bé còn ngủ say sưa mặc cho bố mẹ, trọng tài tìm cách đánh thức.
Những tình huống dễ thương khiến trọng tài phải bối rối đó lại mang đến nhiều tiếng cười thích thú cho khán giả đứng xem.
Cuộc thi tại đền Choko-ji có lịch sử từ năm 1991 và được tổ chức hằng năm. Trong giai đoạn dịch COVID-19, cuộc thi bị hủy bỏ trong các năm 2020, 2021 và 2022.
Đến năm 2023, sự kiện được nối lại nhưng với quy mô thu hẹp, chỉ bằng một nửa thông thường.
Sự kiện năm nay có khoảng 200 em bé từ 6-18 tháng tuổi tham gia cuộc thi, đánh dấu lần đầu tiên sau 5 năm sự kiện được tổ chức theo quy mô bình thường giống như thời kỳ trước đại dịch.
Đăng thảo luận