TTO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary khẳng định "an ninh môi trường" là vấn đề mới nhưng sẽ trở thành chủ đề quen thuộc trong thời gian tới.
Cần chung tay bảo vệ môi trường của chúng ta - Ảnh mang tính chất minh họa |
"Sự hợp tác chung giữa các quốc gia" là điều được nhấn mạnh tại Hội thảo an ninh môi trường diễn ra tại Tổng lãnh sự quán Pháp chiều 20-4. Trong đó, phía Pháp hy vọng trở thành một đối tác an ninh hiệu quả của các nước ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam là một nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, trong đó nguy cơ nước biển dâng có thể nhấn chìm 10% lãnh thổ của Việt Nam làm ảnh hưởng đến 22 triệu người. Do đó, an ninh môi trường là một trong những ưu tiên của Pháp trong việc hỗ trợ Việt Nam.
Các đại diện Việt Nam thuộc Tổng cục Thủy lợi và Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam đã trình bày các vấn đề về môi trường của Việt Nam và giới thiệu một số hợp tác với Cơ quan phát triển Pháp trong các lĩnh vực lũ lụt, kiểm soát nguồn nước tại hạ lưu Mekong...
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của nước nào. Theo Trung tá Jerome Chardon, thuộc Tổng cục quan hệ quốc tế và chiến lược (DGRIS) của Bộ quốc phòng Pháp, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua nhưng kéo theo đó là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
“Mọi người đều có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản” - ông Chardon nhấn mạnh. Theo ông, đây là vấn đề xuyên biên giới cần sự hợp tác chiến lược của các quốc gia.
Các biện pháp phòng ngừa chỉ tốn 1% GDP nhưng đợi đến khi xảy ra vấn đề mới ứng phó thì chi phí có thể lên đến 5% GDP, ông Chardon dẫn một số nghiên cứu cảnh báo.
Phó đô đốc Anne Cullerre tại hội thảo An ninh Môi trường chiều 20-4 - Ảnh: TRẦN PHƯƠNG |
Về việc hợp tác như thế nào, Phó đô đốc Anne Cullerre, đặc phái viên DGRIS về Đông Nam Á, lấy ví dụ về thoả thuận hợp tác rất hiệu quả về đánh bắt cá hợp pháp ở Thái Bình Dương của giữa Pháp, New Zealand và Mỹ.
Theo thoả thuận, các nước tham gia thống nhất hỗ trợ các quốc gia trên Thái Bình Dương về thiết bị và chuyên môn để theo dõi vùng đặc quyền kinh tế của họ.
“Đây là một ví dụ điển hình về sự phối hợp giữa các nước vì đối mặt với những vấn đề như an ninh môi trường không nước nào có thể giải quyết một mình. Điều này vô cùng quan trọng bởi đây không phải vấn đề của tương lai mà nó đang diễn ra ngay lúc này” - bà Cullerre phân tích.
Chia sẻ về vai trò của Pháp trong sự hợp tác này, bà Cullerre cho biết Pháp sẵn sàng tham gia hỗ trợ đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm với các nước.
Hội thảo diễn ra nhân chuyến thăm Việt Nam của tàu đổ bộ chỉ huy Mistral và tàu chiến Courbet của hải quân Pháp. Giải thích về sự liên quan giữa chuyến thăm và hội thảo, Phó đô đốc Anne Cullerre cho biết Pháp có nhiều lãnh thổ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và cũng đóng góp quan trọng cho thoả thuận môi trường Paris 2015. Ngoài ra, an ninh cũng là vấn đề cần sự quan tâm của quân đội.
Theo Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, Pháp muốn trở thành đối tác an ninh hiệu quả của ASEAN. Paris đã thiết lập các quan hệ đối tác quan trọng với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapor và Việt Nam.
Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên ngoài khu vực ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á, hiệp ước chủ trương giải quyết bằng phương pháp hòa bình các tranh chấp, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, và phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Đây là những nguyên tắc nền tảng mà Pháp tích cực bảo vệ.
Đăng thảo luận
2024-10-26 13:17:09 · 来自182.84.33.22回复
2024-10-26 13:24:58 · 来自123.235.171.94回复
2024-10-26 13:38:13 · 来自171.14.81.188回复
2024-10-26 13:46:39 · 来自222.35.124.59回复
2024-10-26 13:56:09 · 来自121.76.37.129回复
2024-10-26 14:06:08 · 来自106.91.86.96回复
2024-10-26 14:15:08 · 来自210.28.72.185回复
2024-10-26 14:25:06 · 来自171.13.87.32回复
2024-12-02 08:26:24 · 来自139.205.20.112回复
2024-12-02 08:36:27 · 来自182.90.203.184回复
2024-12-02 08:46:24 · 来自121.77.30.170回复
2024-12-02 08:56:16 · 来自139.202.14.42回复
2024-12-02 09:06:11 · 来自123.233.136.125回复
2024-12-02 09:16:19 · 来自182.90.183.93回复
2024-12-02 09:26:05 · 来自139.205.243.60回复