(Dân trí) - Dù có hơn 15 năm vào vai Bác Hồ nhưng mỗi lần lên sân khấu, nghệ sĩ Minh Hải đều hồi hộp. Anh tiết lộ từng cạo tóc và nhiều lần khóc vì vai diễn đặc biệt của mình.
Dù đang bận rộn với bộ phim Đi giữa trời rực rỡ của đạo diễn Đỗ Thanh Sơn nhưng nghệ sĩ Minh Hải vẫn dành cho nhóm phóng viên Dân trí buổi trò chuyện thân tình.
Ngoài đời, anh hiền lành, ít nói và giản dị. Tuy nhiên, khi nhắc đến nghệ thuật, Minh Hải lại say sưa kể về những khoảnh khắc đáng nhớ của mình khi đảm nhận các vai diễn về Bác Hồ.
"Tôi từng bị Giám đốc Nhà hát gạch tên khỏi danh sách diễn viên"
Nhiều người tò mò, con đường đến với nghệ thuật của Minh Hải có dễ dàng không?
- Sau khi học xong cấp 3, tôi đăng ký dự thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. Ai cũng hỏi "sao lại muốn làm diễn viên", vì những năm học phổ thông, tôi chưa từng tham gia văn nghệ, diễn kịch ở trường.
Lý do tôi muốn học làm diễn viên rất đơn giản. Bố tôi bị ốm, phải ra Hà Nội chữa trị. Bố mẹ có đến ở nhờ nhà cậu họ. Cậu ấy là NSƯT Trần Thạch - nguyên là Trưởng đoàn diễn viên, Nhà hát Kịch Việt Nam. Khi nhìn thấy cậu đóng phim, diễn xuất trên sân khấu, tôi bắt đầu mê và muốn đi học nghề diễn viên.
Trước khi thi tuyển, tôi được cậu Thạch hướng dẫn, chỉ bảo làm các tiểu phẩm. Tôi cũng được cố NSND Xuân Huyền dạy diễn xuất. Câu đầu tiên thầy hỏi tôi là "em sửa tiếng lâu chưa", vì thầy không thấy tôi nói giọng Nghệ An.
Sau những nỗ lực học hỏi, tôi đã thi đỗ vào khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Nghệ sĩ Minh Hải đang là diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam.
Những ngày đầu ra Hà Nội, anh có gặp nhiều vất vả?
- Sinh viên tỉnh lẻ đi học ở Hà Nội rất khó khăn. Mỗi tháng bố mẹ cho tôi 300.000 đồng để sinh hoạt. Ngày đó, sinh viên không đi làm thêm như bây giờ. Chỉ ai có giọng hát thì có thể biểu diễn ở một số quán cà phê ca nhạc. Tôi không có giọng nên không thể hát, vì thế cũng phải "co kéo" để chi tiêu.
Tiền bố mẹ cho, tôi tiêu gần hết tháng đã không còn, nên việc ăn mì tôm dài ngày là bình thường. Sau đó, bạn bè cũng hỗ trợ nhau để đợi đến ngày bố mẹ gửi tiền ra. Nói chung, thời sinh viên rất thiếu thốn nhưng có nhiều kỷ niệm với chúng tôi.
Vì sao anh lại quyết định về Nhà hát Kịch Việt Nam làm việc?
- Thời đó, có nhiều nhà hát nhưng tôi muốn về Nhà hát Kịch Việt Nam làm việc vì nghe mọi người khen ngợi về chuyên môn của các nghệ sĩ ở đây nên tôi rất thích. Ra trường, tôi xin về và được nhận ngay.
Tuy nhiên, thời gian đầu ở Nhà hát Kịch Việt Nam là thời kỳ "kinh hoàng" của tôi: 11 năm không có vai, không được diễn xuất. Thậm chí NSND Doãn Châu (Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam lúc bấy giờ) còn gạch tôi ra khỏi danh sách diễn viên vì trông tôi rất gầy còm, ốm yếu… vì không biết xếp vào vai nào.
Trong khi đó, các đồng nghiệp khác như: Dũng Nam, Lâm Tùng, Vĩnh Xương, Minh Hiếu, Mai Nguyên… đẹp trai, cao to nên thường xuyên được nhận vai.
Đợt đó, Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát đã họp và quyết định cho tôi nghỉ làm diễn viên, phân tôi đi làm hậu đài, hậu trường sân khấu, thi thoảng lắm mới được đóng vai quần chúng.
Cho đến khi có vở diễn của NSƯT Đỗ Kỷ, một diễn viên hay đóng đã nghỉ hưu nên Vĩnh Xương nói "thử bảo Minh Hải xem". Cũng có người phản hồi lại "vai đấy có thoại, Hải không làm được đâu" nhưng nhiều đồng nghiệp bảo để cho tôi diễn xem sao và sau 9 năm về Nhà hát, tôi mới có một vai dài hơi trên sân khấu.
Mới đây, khi nhìn thấy tôi, chú Doãn Châu có nói: "Trời ơi, ngày đó chú mà không nhận cháu thì nhà hát mất đi một nhân tài. Cái thằng ngày xưa chú gạch tên làm diễn viên mà giờ thành danh rồi…".
Nghệ sĩ Minh Hải có 15 năm đóng vai Bác Hồ (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Anh bắt đầu các vai diễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
- Không được diễn xuất nên thu nhập của tôi rất ít. Ngoài công việc ở Nhà hát, tôi còn đi phụ việc, làm phó chủ nhiệm ở một số đoàn phim chú Tất Bình, chú Phi Tiến Sơn, anh Trần Lực… Chủ yếu là lo hậu cần, đến giờ mang cơm, mang đồ ăn cho diễn viên và ê-kíp của đoàn, ăn xong thì đi nhặt rác, dọn dẹp…
Tôi cũng đến Hãng phim Truyện Việt Nam làm công việc như pha trà cho dàn diễn viên lồng tiếng gồm: NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ…
Năm 2009, khi đạo diễn Phạm Hà Bảo (phòng Sân khấu, Đài truyền hình Việt Nam) dựng vở Bác Hồ ra trận để phát trên truyền hình, tôi cũng xin làm trợ lý của cô.
Nhưng ê-kíp tìm đã lâu mà không có diễn viên đóng vai Bác Hồ, cô Hà Bảo nói "hay là mời một diễn viên ở Nhà hát Kịch Việt Nam đi, Lâm Tùng được không?". Thế là tôi về Nhà hát gặp anh Lâm Tùng đặt vấn đề, nhưng anh ấy lại nói "em mới là người đóng vai Bác Hồ hợp đấy".
Tôi mang chuyện này về kể với cô Hà Bảo, cô nói "lên phòng hóa trang ngay xem nào". Sau khi tôi hóa trang và thoại những câu đầu tiên, cô ấy quyết định giao vai diễn Bác Hồ cho tôi. Vở diễn được đánh giá cao và cũng được nhiều người chú ý.
Sau đó, đạo diễn người Trung Quốc Triệu Đông Vũ sang Việt Nam tìm người vào vai Nguyễn Ái Quốc trong phim Vượt qua bến Thượng Hải, đạo diễn Triệu Tuấn có giới thiệu tôi và cho ông Triệu Đông Vũ xem vở Bác Hồ ra trận. Khi nhìn thấy tôi, ông Vũ gật gù nói "hảo, hảo" (tạm dịch: Tốt, tốt).
Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng "phim 17 tỷ mà mời Minh Hải đóng liệu có mạo hiểm không?". Dù thế, ông Triệu Đông Vũ vẫn chọn tôi vào vai Nguyễn Ái Quốc cho phim của mình.
Sang Trung Quốc, tôi được hóa trang và đóng phim luôn. Ngay những cảnh đầu tiên tôi đóng vai Bác Hồ thời trẻ, những người ban đầu nghi ngờ tôi đã phải gật đầu với đạo diễn người Trung Quốc vì diễn xuất của tôi.
Phim gây được tiếng vang và rất nổi tiếng. Từ đó đến nay đã 15 năm, tôi liên tục được giao vai Bác Hồ.
"Tôi được ở khách sạn 5 sao, có trợ lý đưa đón khi làm phim về Bác Hồ"
Kỷ niệm đáng nhớ của anh khi sang Trung Quốc làm phim "Vượt qua bến Thượng Hải"?
- Khi sang trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi rất được ưu ái. Ở đây, diễn viên vào vai nam chính và nữ chính trong bất kỳ phim nào đều được hưởng chế độ riêng như được ở khách sạn 5 sao, có xe con đưa đón, có bảo vệ, trợ lý theo cùng. Tôi cũng vậy.
Thời điểm làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi ở cùng khách sạn với các diễn viên Hoa ngữ nổi tiếng như Thành Long, Củng Lợi… Họ cũng có mặt ở đó để làm phim khác.
Chúng tôi quay đúng thời điểm lạnh nhất, có ngày xuống tới -6 độ, trong khi nhân vật chỉ mặc áo mỏng nên rất lo sợ bị vỡ giọng do phim lại thu thanh trực tiếp. Cả ê-kíp rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.
Nghệ sĩ Minh Hải vai Bác Hồ trong vở "Đêm trắng" của đạo diễn - NSND Xuân Bắc (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Một khó khăn nữa là trong phim có nhiều cảnh Bác Hồ trò chuyện bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp. Có đoạn thoại tiếng Trung Quốc dài tới 3 trang rưỡi. Vừa phải nhớ lời thoại, vừa tập diễn xuất, tôi căng thẳng mất 10 ngày đêm gần như không ngủ.
Tại trường quay, ông Triệu Đông Vũ có nói với tôi: "Đạo diễn ốm thì có thể thay được nhưng diễn viên chính mà ốm thì rất khó thay". Trước cảnh quay, đạo diễn thường trao đổi với tôi, có lần ông nói: "Không đóng vai Nguyễn Ái Quốc, không phải là Minh Hải…".
Có kỷ niệm nào khi vào vai Bác Hồ làm anh nhớ mãi?
- Sau khi làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi được mời vào vai Bác Hồ cho loạt kịch ngắn của VTV. Anh Ngọc Bình khi ấy là Trưởng phòng sân khấu, thấy tôi diễn rơm rớm nước mắt đã nói: "Lãnh tụ không được khóc".
Tôi bảo với anh Bình, trong rất nhiều tư liệu về Bác, có rất nhiều hình ảnh Bác vẫn khóc hay chấm nước mắt như khi nghĩ về làng Sen, về thăm quê… Bác cũng đời như chúng ta mà.
Sau đó, ê-kíp cũng đồng ý với cách diễn này của tôi. Tôi cho rằng, khi vào vai về Bác Hồ, người nghệ sĩ cần tìm hiểu, đọc nhiều tư liệu về Bác để có cái nhìn toàn diện về lãnh tụ của chúng ta.
Gần 20 năm vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi lần hóa thân, cảm xúc của anh có khác nhau?
- Dù 100 đêm diễn hay 150 lần vào vai Bác Hồ, với tôi lần nào cũng có sự tươi mới, khác biệt. Khi ra sân khấu, tôi vẫn hồi hộp, vẫn thấy mọi thứ đều mới mẻ. Tôi không áp lực phải nổi tiếng nên diễn rất dung dị, tự nhiên.
Nhất là vở Đêm trắng. Năm 2005 tôi từng xem nghệ sĩ Trần Thạch đóng vai Bác Hồ, tôi nghiền ngẫm khá lâu nên khi NSND Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát - quyết định dựng lại vở và chọn tôi đóng vai Bác, tôi rất vui.
Nhưng tôi không bắt chước cách diễn của người đi trước, tôi chỉ lấy những cách diễn hay nhất, kết hợp với diễn xuất của tôi để lên sân khấu.
Năm 2023, với vai Bác Hồ trong vở "Đêm trắng", anh đã được nhận Huy chương vàng tại Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc. Lần hóa thân này có gì đặc biệt so với các vở diễn anh đã tham gia?
- Khác nhiều chứ! Tôi đóng Bác Hồ với sự tự nhiên, gần gũi hơn nhiều. Các thế hệ trước khi đóng vai Bác vẫn có khoảng cách với bạn diễn, nhưng tôi làm "đời" hơn, như ôm xiết chiến sĩ, khăn vắt trên vai rơi xuống đất, Bác vẫn cúi xuống nhặt lên…
Nhiều chính khách khi xem vở diễn về Bác Hồ của Nhà hát Kịch Việt Nam khen ngợi tôi và ê-kíp, khiến tôi rất hạnh phúc. Khi vở diễn kết thúc, có rất đông khán giả nán lại để chờ đến lượt "chụp ảnh cùng Bác". Nhiều khi đứng đến mỏi gối nhưng tôi lại rất vui.
Có những đêm diễn xong khán giả không về, cứ đứng vỗ tay và gọi "Bác ơi" khiến tôi xúc động. Đặc biệt, có nhiều lần, khi diễn xong, tôi cũng cảm động rơi nước mắt vì vai diễn và tình cảm của mọi người dành cho mình.
Minh Hải kể lại, mỗi khi có vở diễn anh đều phải đến nhà hát lúc 16h để hóa trang cho vai diễn (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Anh có cho rằng, mình là người Nghệ An nên việc đóng vai Bác Hồ dễ dàng hơn?
- Mọi người thường nhầm lẫn việc cứ là người Nghệ An thì đóng Bác Hồ dễ hơn. Nhưng Bác Hồ rời làng Sen từ năm 16 tuổi, sau đó Bác đi nhiều nơi, ở nhiều nước nên giọng nói cũng có khác một chút. Bác không nói giọng Nghệ An đặc sệt nữa, về thanh âm "s, r, tr" thì Bác vẫn giữ nhưng một số từ khác, bác không còn giữ nguyên giọng của xứ Nghệ nữa.
Khi hóa thân vào vai Bác Hồ, tôi đã xem và nghe nhiều tài liệu về Bác. Có những chỗ tôi nghe nhiều lần để xem bác nói thế nào, phát âm ra sao nhằm diễn xuất thật hơn. Hơn nữa, giọng nói và phát âm của Bác thời trẻ và khi về già cũng có sự khác nhau nên tôi cũng phải nghiên cứu rất kỹ để diễn tốt hơn.
"Dù khó khăn nhưng tôi chưa từng muốn bỏ nghề"
Khi vào vai Bác Hồ, anh thấy khó khăn nhất là gì?
- Khó nhất là diễn làm sao cho ra phong thái của Bác, vừa đĩnh đạc lại vừa gần gũi với mọi người. Với ánh mắt, cần phải nhẹ nhàng, trìu mến và phải thật. Bước đi phải khoan thai nhưng nhiều lúc cũng phải dứt khoát, mạnh mẽ…
Để vào vai Bác Hồ, tôi sẵn sàng cạo tóc để bộ phận hóa trang dễ tạo hình hơn. Vở diễn lúc 20h, các nghệ sĩ khác có mặt lúc 19h để hóa trang, nhưng tôi thường có mặt tại nhà hát từ 16h để làm râu, tóc.
Nhà tôi ở khá xa nhà hát, bình thường sẽ đi xe máy đi làm nhưng khi dựng vở về Bác, tôi đi lại bằng taxi để tránh những va chạm không đáng có, ảnh hưởng tới hình tượng vị lãnh tụ trên sân khấu.
Cát-xê trả cho diễn viên không nhiều nhưng tôi vẫn sẵn sàng trả 400.000 đồng cho chi phí đi lại 2 chiều để đặt sự thành công và an toàn của vai diễn lên hàng đầu.
Nam nghệ sĩ cho biết, dù khó khăn nhưng anh chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề diễn.
Có gần 20 năm đóng vai Bác Hồ nhưng mới đây, anh gây ấn tượng với vai diễn ông Xuồn - bố của Pu, một người nghiện rượu hay mắng vợ con trong phim "Đi giữa trời rực rỡ". Sự chuyển đổi sang dạng vai này có làm khó anh?
- Tôi được học chuyên nghiệp nên vai nào cũng diễn được. Vai diễn của tôi là một người nghiện rượu, hay mắng chửi mọi người nhưng sâu thẳm bên trong là một người rất thương vợ, yêu con.
Khi vào vai Xuồn trong phim, tôi nuôi râu, tóc để tạo hình nhân vật mà không cần hóa trang. Tôi cũng bàn với đạo diễn Đỗ Thanh Sơn để làm sao những câu thoại của ông Chiểu (NSƯT Hoàng Hải) và ông Xuồn có sự hài hước nhưng lại "ngang cơ" nhau vì hai ông bố chơi với nhau từ bé, ngang hàng nhau.
Sau khi phim phát sóng, khán giả nhận ra tôi. Khi đi ra đường, nhiều người nhìn thấy xin đến chụp ảnh khiến tôi cũng vui vì vai diễn của mình được đón nhận.
Nghệ sĩ Minh Hải và bà xã là NSƯT Đoàn Hoa Mai (Nhà hát Cải lương Việt Nam).
Sau khi nổi tiếng hơn, thu nhập của anh cũng cao hơn chứ?
- Đúng là có thực mới vực được đạo nhưng tôi không muốn nói nhiều đến tiền bạc. Tôi coi trọng các vai diễn, vở diễn hơn là nhắc đến kinh tế.
Vợ tôi là NSƯT Đoàn Hoa Mai (Nhà hát Cải lương Việt Nam). Chúng tôi không có nghề tay trái nên hiện lương vợ chồng tôi chỉ hơn 20 triệu/tháng. Hai vợ chồng cũng tiết kiệm để lo cho hai con ăn học.
Thi thoảng, chúng tôi cũng có đi làm thêm các sự kiện bên ngoài. Sau hơn 10 năm đi thuê nhà, năm 2015 chúng tôi cũng tiết kiệm được tiền để mua căn chung cư ở Linh Đàm (Hà Nội).
Trong lúc khó khăn nhất, vợ chồng tôi chưa từng nghĩ bỏ nghề diễn để làm nghề khác. Tôi cho rằng, mình cứ sống hết mình với đam mê thì Tổ nghiệp sẽ "độ" cho mình.
Sau ánh đèn sân khấu, khi về nhà với vợ con, anh có phải là người lãng mạn?
- Tôi là người lãng mạn và chiều vợ con. Hai con gái Hải Anh và Minh Anh thường nói bố là người tâm lý, hay quan tâm đến các con. Tôi tự nhận mình là người đàn ông của gia đình. Tôi không ngại làm việc nhà, tôi cũng thường xuyên rửa bát, nấu cơm khi vợ con bận. Nói chung, để vợ con vui tôi, không nề hà việc gì cả.
Xin cảm ơn anh vì những chia sẻ!
Minh Hải tự nhận mình là người lãng mạn và chiều vợ con.
Nghệ sĩ Minh Hải sinh năm 1979 tại Nghệ An, từng học Khoa Diễn viên, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và hiện công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Hơn 15 năm đến với nghệ thuật, anh đã diễn gần 50 lần vai Bác Hồ trên sân khấu kịch, phim truyện điện ảnh và truyền hình. Tiêu biểu là các vai Nguyễn Ái Quốc trong phim Vượt qua bến Thượng Hải và trong vở Người đi dép cao su; vai Bác Hồ trong phim truyền hình Ý chí độc lập; vai Bác Hồ trong kịch Đêm trắng và Miền Nam luôn trong trái tim tôi...
Năm 2015, Minh Hải đạt Huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu toàn quốc về Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân với vai Hải "thần chết" trong vở Trong mưa giông thấy nắng. Năm 2016, anh đạt Huy chương bạc trong vở Mùa hoa cải trên sông ở Liên hoan Sân khấu Thủ đô. Năm 2021, anh giành Huy chương vàng vai Trần An Quốc trong vở Thiên mệnh tại Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc.
Năm 2023, Minh Hải nhận Huy chương vàng vai Bác Hồ vở Đêm trắng trong Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật Sân khấu toàn quốc. Tháng 6/2024 anh đạt Huy chương vàng khi vào vai Bác Hồ vở Đêm trắng trong Liên hoan Kịch nói toàn quốc được tổ chức tại Thái Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hà Nam
Giải tríNghệ sĩ 15 năm đóng Bác Hồ từng khóc trên sân khấu, kể hậu trường hóa trang
(Dân trí) - Dù có hơn 15 năm vào vai Bác Hồ nhưng mỗi lần lên sân khấu, nghệ sĩ Minh Hải đều hồi hộp. Anh tiết lộ từng cạo tóc và nhiều lần khóc vì vai diễn đặc biệt của mình.
Dù đang bận rộn với bộ phim Đi giữa trời rực rỡ của đạo diễn Đỗ Thanh Sơn nhưng nghệ sĩ Minh Hải vẫn dành cho nhóm phóng viên Dân trí buổi trò chuyện thân tình.
Ngoài đời, anh hiền lành, ít nói và giản dị. Tuy nhiên, khi nhắc đến nghệ thuật, Minh Hải lại say sưa kể về những khoảnh khắc đáng nhớ của mình khi đảm nhận các vai diễn về Bác Hồ.
"Tôi từng bị Giám đốc Nhà hát gạch tên khỏi danh sách diễn viên"
Nhiều người tò mò, con đường đến với nghệ thuật của Minh Hải có dễ dàng không?
- Sau khi học xong cấp 3, tôi đăng ký dự thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. Ai cũng hỏi "sao lại muốn làm diễn viên", vì những năm học phổ thông, tôi chưa từng tham gia văn nghệ, diễn kịch ở trường.
Lý do tôi muốn học làm diễn viên rất đơn giản. Bố tôi bị ốm, phải ra Hà Nội chữa trị. Bố mẹ có đến ở nhờ nhà cậu họ. Cậu ấy là NSƯT Trần Thạch - nguyên là Trưởng đoàn diễn viên, Nhà hát Kịch Việt Nam. Khi nhìn thấy cậu đóng phim, diễn xuất trên sân khấu, tôi bắt đầu mê và muốn đi học nghề diễn viên.
Trước khi thi tuyển, tôi được cậu Thạch hướng dẫn, chỉ bảo làm các tiểu phẩm. Tôi cũng được cố NSND Xuân Huyền dạy diễn xuất. Câu đầu tiên thầy hỏi tôi là "em sửa tiếng lâu chưa", vì thầy không thấy tôi nói giọng Nghệ An.
Sau những nỗ lực học hỏi, tôi đã thi đỗ vào khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Nghệ sĩ Minh Hải đang là diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam.
Những ngày đầu ra Hà Nội, anh có gặp nhiều vất vả?
- Sinh viên tỉnh lẻ đi học ở Hà Nội rất khó khăn. Mỗi tháng bố mẹ cho tôi 300.000 đồng để sinh hoạt. Ngày đó, sinh viên không đi làm thêm như bây giờ. Chỉ ai có giọng hát thì có thể biểu diễn ở một số quán cà phê ca nhạc. Tôi không có giọng nên không thể hát, vì thế cũng phải "co kéo" để chi tiêu.
Tiền bố mẹ cho, tôi tiêu gần hết tháng đã không còn, nên việc ăn mì tôm dài ngày là bình thường. Sau đó, bạn bè cũng hỗ trợ nhau để đợi đến ngày bố mẹ gửi tiền ra. Nói chung, thời sinh viên rất thiếu thốn nhưng có nhiều kỷ niệm với chúng tôi.
Vì sao anh lại quyết định về Nhà hát Kịch Việt Nam làm việc?
- Thời đó, có nhiều nhà hát nhưng tôi muốn về Nhà hát Kịch Việt Nam làm việc vì nghe mọi người khen ngợi về chuyên môn của các nghệ sĩ ở đây nên tôi rất thích. Ra trường, tôi xin về và được nhận ngay.
Tuy nhiên, thời gian đầu ở Nhà hát Kịch Việt Nam là thời kỳ "kinh hoàng" của tôi: 11 năm không có vai, không được diễn xuất. Thậm chí NSND Doãn Châu (Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam lúc bấy giờ) còn gạch tôi ra khỏi danh sách diễn viên vì trông tôi rất gầy còm, ốm yếu… vì không biết xếp vào vai nào.
Trong khi đó, các đồng nghiệp khác như: Dũng Nam, Lâm Tùng, Vĩnh Xương, Minh Hiếu, Mai Nguyên… đẹp trai, cao to nên thường xuyên được nhận vai.
Đợt đó, Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát đã họp và quyết định cho tôi nghỉ làm diễn viên, phân tôi đi làm hậu đài, hậu trường sân khấu, thi thoảng lắm mới được đóng vai quần chúng.
Cho đến khi có vở diễn của NSƯT Đỗ Kỷ, một diễn viên hay đóng đã nghỉ hưu nên Vĩnh Xương nói "thử bảo Minh Hải xem". Cũng có người phản hồi lại "vai đấy có thoại, Hải không làm được đâu" nhưng nhiều đồng nghiệp bảo để cho tôi diễn xem sao và sau 9 năm về Nhà hát, tôi mới có một vai dài hơi trên sân khấu.
Mới đây, khi nhìn thấy tôi, chú Doãn Châu có nói: "Trời ơi, ngày đó chú mà không nhận cháu thì nhà hát mất đi một nhân tài. Cái thằng ngày xưa chú gạch tên làm diễn viên mà giờ thành danh rồi…".
Nghệ sĩ Minh Hải có 15 năm đóng vai Bác Hồ (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Anh bắt đầu các vai diễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
- Không được diễn xuất nên thu nhập của tôi rất ít. Ngoài công việc ở Nhà hát, tôi còn đi phụ việc, làm phó chủ nhiệm ở một số đoàn phim chú Tất Bình, chú Phi Tiến Sơn, anh Trần Lực… Chủ yếu là lo hậu cần, đến giờ mang cơm, mang đồ ăn cho diễn viên và ê-kíp của đoàn, ăn xong thì đi nhặt rác, dọn dẹp…
Tôi cũng đến Hãng phim Truyện Việt Nam làm công việc như pha trà cho dàn diễn viên lồng tiếng gồm: NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ…
Năm 2009, khi đạo diễn Phạm Hà Bảo (phòng Sân khấu, Đài truyền hình Việt Nam) dựng vở Bác Hồ ra trận để phát trên truyền hình, tôi cũng xin làm trợ lý của cô.
Nhưng ê-kíp tìm đã lâu mà không có diễn viên đóng vai Bác Hồ, cô Hà Bảo nói "hay là mời một diễn viên ở Nhà hát Kịch Việt Nam đi, Lâm Tùng được không?". Thế là tôi về Nhà hát gặp anh Lâm Tùng đặt vấn đề, nhưng anh ấy lại nói "em mới là người đóng vai Bác Hồ hợp đấy".
Tôi mang chuyện này về kể với cô Hà Bảo, cô nói "lên phòng hóa trang ngay xem nào". Sau khi tôi hóa trang và thoại những câu đầu tiên, cô ấy quyết định giao vai diễn Bác Hồ cho tôi. Vở diễn được đánh giá cao và cũng được nhiều người chú ý.
Sau đó, đạo diễn người Trung Quốc Triệu Đông Vũ sang Việt Nam tìm người vào vai Nguyễn Ái Quốc trong phim Vượt qua bến Thượng Hải, đạo diễn Triệu Tuấn có giới thiệu tôi và cho ông Triệu Đông Vũ xem vở Bác Hồ ra trận. Khi nhìn thấy tôi, ông Vũ gật gù nói "hảo, hảo" (tạm dịch: Tốt, tốt).
Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng "phim 17 tỷ mà mời Minh Hải đóng liệu có mạo hiểm không?". Dù thế, ông Triệu Đông Vũ vẫn chọn tôi vào vai Nguyễn Ái Quốc cho phim của mình.
Sang Trung Quốc, tôi được hóa trang và đóng phim luôn. Ngay những cảnh đầu tiên tôi đóng vai Bác Hồ thời trẻ, những người ban đầu nghi ngờ tôi đã phải gật đầu với đạo diễn người Trung Quốc vì diễn xuất của tôi.
Phim gây được tiếng vang và rất nổi tiếng. Từ đó đến nay đã 15 năm, tôi liên tục được giao vai Bác Hồ.
"Tôi được ở khách sạn 5 sao, có trợ lý đưa đón khi làm phim về Bác Hồ"
Kỷ niệm đáng nhớ của anh khi sang Trung Quốc làm phim "Vượt qua bến Thượng Hải"?
- Khi sang trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi rất được ưu ái. Ở đây, diễn viên vào vai nam chính và nữ chính trong bất kỳ phim nào đều được hưởng chế độ riêng như được ở khách sạn 5 sao, có xe con đưa đón, có bảo vệ, trợ lý theo cùng. Tôi cũng vậy.
Thời điểm làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi ở cùng khách sạn với các diễn viên Hoa ngữ nổi tiếng như Thành Long, Củng Lợi… Họ cũng có mặt ở đó để làm phim khác.
Chúng tôi quay đúng thời điểm lạnh nhất, có ngày xuống tới -6 độ, trong khi nhân vật chỉ mặc áo mỏng nên rất lo sợ bị vỡ giọng do phim lại thu thanh trực tiếp. Cả ê-kíp rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.
Nghệ sĩ Minh Hải vai Bác Hồ trong vở "Đêm trắng" của đạo diễn - NSND Xuân Bắc (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Một khó khăn nữa là trong phim có nhiều cảnh Bác Hồ trò chuyện bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp. Có đoạn thoại tiếng Trung Quốc dài tới 3 trang rưỡi. Vừa phải nhớ lời thoại, vừa tập diễn xuất, tôi căng thẳng mất 10 ngày đêm gần như không ngủ.
Tại trường quay, ông Triệu Đông Vũ có nói với tôi: "Đạo diễn ốm thì có thể thay được nhưng diễn viên chính mà ốm thì rất khó thay". Trước cảnh quay, đạo diễn thường trao đổi với tôi, có lần ông nói: "Không đóng vai Nguyễn Ái Quốc, không phải là Minh Hải…".
Có kỷ niệm nào khi vào vai Bác Hồ làm anh nhớ mãi?
- Sau khi làm phim Vượt qua bến Thượng Hải, tôi được mời vào vai Bác Hồ cho loạt kịch ngắn của VTV. Anh Ngọc Bình khi ấy là Trưởng phòng sân khấu, thấy tôi diễn rơm rớm nước mắt đã nói: "Lãnh tụ không được khóc".
Tôi bảo với anh Bình, trong rất nhiều tư liệu về Bác, có rất nhiều hình ảnh Bác vẫn khóc hay chấm nước mắt như khi nghĩ về làng Sen, về thăm quê… Bác cũng đời như chúng ta mà.
Sau đó, ê-kíp cũng đồng ý với cách diễn này của tôi. Tôi cho rằng, khi vào vai về Bác Hồ, người nghệ sĩ cần tìm hiểu, đọc nhiều tư liệu về Bác để có cái nhìn toàn diện về lãnh tụ của chúng ta.
Gần 20 năm vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi lần hóa thân, cảm xúc của anh có khác nhau?
- Dù 100 đêm diễn hay 150 lần vào vai Bác Hồ, với tôi lần nào cũng có sự tươi mới, khác biệt. Khi ra sân khấu, tôi vẫn hồi hộp, vẫn thấy mọi thứ đều mới mẻ. Tôi không áp lực phải nổi tiếng nên diễn rất dung dị, tự nhiên.
Nhất là vở Đêm trắng. Năm 2005 tôi từng xem nghệ sĩ Trần Thạch đóng vai Bác Hồ, tôi nghiền ngẫm khá lâu nên khi NSND Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát - quyết định dựng lại vở và chọn tôi đóng vai Bác, tôi rất vui.
Nhưng tôi không bắt chước cách diễn của người đi trước, tôi chỉ lấy những cách diễn hay nhất, kết hợp với diễn xuất của tôi để lên sân khấu.
Năm 2023, với vai Bác Hồ trong vở "Đêm trắng", anh đã được nhận Huy chương vàng tại Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc. Lần hóa thân này có gì đặc biệt so với các vở diễn anh đã tham gia?
- Khác nhiều chứ! Tôi đóng Bác Hồ với sự tự nhiên, gần gũi hơn nhiều. Các thế hệ trước khi đóng vai Bác vẫn có khoảng cách với bạn diễn, nhưng tôi làm "đời" hơn, như ôm xiết chiến sĩ, khăn vắt trên vai rơi xuống đất, Bác vẫn cúi xuống nhặt lên…
Nhiều chính khách khi xem vở diễn về Bác Hồ của Nhà hát Kịch Việt Nam khen ngợi tôi và ê-kíp, khiến tôi rất hạnh phúc. Khi vở diễn kết thúc, có rất đông khán giả nán lại để chờ đến lượt "chụp ảnh cùng Bác". Nhiều khi đứng đến mỏi gối nhưng tôi lại rất vui.
Có những đêm diễn xong khán giả không về, cứ đứng vỗ tay và gọi "Bác ơi" khiến tôi xúc động. Đặc biệt, có nhiều lần, khi diễn xong, tôi cũng cảm động rơi nước mắt vì vai diễn và tình cảm của mọi người dành cho mình.
Minh Hải kể lại, mỗi khi có vở diễn anh đều phải đến nhà hát lúc 16h để hóa trang cho vai diễn (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam).
Anh có cho rằng, mình là người Nghệ An nên việc đóng vai Bác Hồ dễ dàng hơn?
- Mọi người thường nhầm lẫn việc cứ là người Nghệ An thì đóng Bác Hồ dễ hơn. Nhưng Bác Hồ rời làng Sen từ năm 16 tuổi, sau đó Bác đi nhiều nơi, ở nhiều nước nên giọng nói cũng có khác một chút. Bác không nói giọng Nghệ An đặc sệt nữa, về thanh âm "s, r, tr" thì Bác vẫn giữ nhưng một số từ khác, bác không còn giữ nguyên giọng của xứ Nghệ nữa.
Khi hóa thân vào vai Bác Hồ, tôi đã xem và nghe nhiều tài liệu về Bác. Có những chỗ tôi nghe nhiều lần để xem bác nói thế nào, phát âm ra sao nhằm diễn xuất thật hơn. Hơn nữa, giọng nói và phát âm của Bác thời trẻ và khi về già cũng có sự khác nhau nên tôi cũng phải nghiên cứu rất kỹ để diễn tốt hơn.
"Dù khó khăn nhưng tôi chưa từng muốn bỏ nghề"
Khi vào vai Bác Hồ, anh thấy khó khăn nhất là gì?
- Khó nhất là diễn làm sao cho ra phong thái của Bác, vừa đĩnh đạc lại vừa gần gũi với mọi người. Với ánh mắt, cần phải nhẹ nhàng, trìu mến và phải thật. Bước đi phải khoan thai nhưng nhiều lúc cũng phải dứt khoát, mạnh mẽ…
Để vào vai Bác Hồ, tôi sẵn sàng cạo tóc để bộ phận hóa trang dễ tạo hình hơn. Vở diễn lúc 20h, các nghệ sĩ khác có mặt lúc 19h để hóa trang, nhưng tôi thường có mặt tại nhà hát từ 16h để làm râu, tóc.
Nhà tôi ở khá xa nhà hát, bình thường sẽ đi xe máy đi làm nhưng khi dựng vở về Bác, tôi đi lại bằng taxi để tránh những va chạm không đáng có, ảnh hưởng tới hình tượng vị lãnh tụ trên sân khấu.
Cát-xê trả cho diễn viên không nhiều nhưng tôi vẫn sẵn sàng trả 400.000 đồng cho chi phí đi lại 2 chiều để đặt sự thành công và an toàn của vai diễn lên hàng đầu.
Nam nghệ sĩ cho biết, dù khó khăn nhưng anh chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề diễn.
Có gần 20 năm đóng vai Bác Hồ nhưng mới đây, anh gây ấn tượng với vai diễn ông Xuồn - bố của Pu, một người nghiện rượu hay mắng vợ con trong phim "Đi giữa trời rực rỡ". Sự chuyển đổi sang dạng vai này có làm khó anh?
- Tôi được học chuyên nghiệp nên vai nào cũng diễn được. Vai diễn của tôi là một người nghiện rượu, hay mắng chửi mọi người nhưng sâu thẳm bên trong là một người rất thương vợ, yêu con.
Khi vào vai Xuồn trong phim, tôi nuôi râu, tóc để tạo hình nhân vật mà không cần hóa trang. Tôi cũng bàn với đạo diễn Đỗ Thanh Sơn để làm sao những câu thoại của ông Chiểu (NSƯT Hoàng Hải) và ông Xuồn có sự hài hước nhưng lại "ngang cơ" nhau vì hai ông bố chơi với nhau từ bé, ngang hàng nhau.
Sau khi phim phát sóng, khán giả nhận ra tôi. Khi đi ra đường, nhiều người nhìn thấy xin đến chụp ảnh khiến tôi cũng vui vì vai diễn của mình được đón nhận.
Nghệ sĩ Minh Hải và bà xã là NSƯT Đoàn Hoa Mai (Nhà hát Cải lương Việt Nam).
Sau khi nổi tiếng hơn, thu nhập của anh cũng cao hơn chứ?
- Đúng là có thực mới vực được đạo nhưng tôi không muốn nói nhiều đến tiền bạc. Tôi coi trọng các vai diễn, vở diễn hơn là nhắc đến kinh tế.
Vợ tôi là NSƯT Đoàn Hoa Mai (Nhà hát Cải lương Việt Nam). Chúng tôi không có nghề tay trái nên hiện lương vợ chồng tôi chỉ hơn 20 triệu/tháng. Hai vợ chồng cũng tiết kiệm để lo cho hai con ăn học.
Thi thoảng, chúng tôi cũng có đi làm thêm các sự kiện bên ngoài. Sau hơn 10 năm đi thuê nhà, năm 2015 chúng tôi cũng tiết kiệm được tiền để mua căn chung cư ở Linh Đàm (Hà Nội).
Trong lúc khó khăn nhất, vợ chồng tôi chưa từng nghĩ bỏ nghề diễn để làm nghề khác. Tôi cho rằng, mình cứ sống hết mình với đam mê thì Tổ nghiệp sẽ "độ" cho mình.
Sau ánh đèn sân khấu, khi về nhà với vợ con, anh có phải là người lãng mạn?
- Tôi là người lãng mạn và chiều vợ con. Hai con gái Hải Anh và Minh Anh thường nói bố là người tâm lý, hay quan tâm đến các con. Tôi tự nhận mình là người đàn ông của gia đình. Tôi không ngại làm việc nhà, tôi cũng thường xuyên rửa bát, nấu cơm khi vợ con bận. Nói chung, để vợ con vui tôi, không nề hà việc gì cả.
Xin cảm ơn anh vì những chia sẻ!
Minh Hải tự nhận mình là người lãng mạn và chiều vợ con.
Nghệ sĩ Minh Hải sinh năm 1979 tại Nghệ An, từng học Khoa Diễn viên, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và hiện công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Hơn 15 năm đến với nghệ thuật, anh đã diễn gần 50 lần vai Bác Hồ trên sân khấu kịch, phim truyện điện ảnh và truyền hình. Tiêu biểu là các vai Nguyễn Ái Quốc trong phim Vượt qua bến Thượng Hải và trong vở Người đi dép cao su; vai Bác Hồ trong phim truyền hình Ý chí độc lập; vai Bác Hồ trong kịch Đêm trắng và Miền Nam luôn trong trái tim tôi...
Năm 2015, Minh Hải đạt Huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu toàn quốc về Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân với vai Hải "thần chết" trong vở Trong mưa giông thấy nắng. Năm 2016, anh đạt Huy chương bạc trong vở Mùa hoa cải trên sông ở Liên hoan Sân khấu Thủ đô. Năm 2021, anh giành Huy chương vàng vai Trần An Quốc trong vở Thiên mệnh tại Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc.
Năm 2023, Minh Hải nhận Huy chương vàng vai Bác Hồ vở Đêm trắng trong Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật Sân khấu toàn quốc. Tháng 6/2024 anh đạt Huy chương vàng khi vào vai Bác Hồ vở Đêm trắng trong Liên hoan Kịch nói toàn quốc được tổ chức tại Thái Nguyên.
Ảnh: Nguyễn Hà Nam
Đăng thảo luận