Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể

Ông Nguyễn Út – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam cho biết: "Xác định phát triển kinh tế tập thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp Hội Nông dân trên toàn tỉnh, thời gian qua, Hội đã chú trọng đầu tư và hỗ trợ cho nông dân thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế tập thể.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第1张

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Duy Oanh, huyện Duy Xuyên. Ảnh: D.O.

Từ đó, các cấp Hội thường xuyên triển khai và đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể và các văn bản có liên quan đến cán bộ Hội, hội viên nông dân, các tổ chức kinh tế tập thể nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế cơ bản bền vững".

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第2张

Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam tham quan một số gian hàng của hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất tại hội chợ nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H.

Hội Nông dân tỉnh chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch, lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 3253-KH/UBND ngày 08/5/2024 về triển khai thực hiện Quyết định 182/QĐ-TTg, ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Đồng thời, Hội Nông dân cấp huyện tham mưu UBND cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của địa phương.

Theo đó, Đề án được thực hiện nhằm khơi dậy tinh thần hợp tác, khởi nghiệp, sáng tạo của hội viên, nông dân; thu hút ngày càng nhiều hội viên, nông dân, cá nhân và tổ chức tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của thành viên, hộ gia đình, thực hiện vai trò và trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第3张

Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 hợp tác xã tiêu biểu năm 2023. Ảnh: T.N.

Việc đẩy mạnh thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác đã giúp nông dân tiếp cận cách thức làm ăn mới, mở rộng quy mô, thị trường, hướng đến sản xuất thực phẩm sạch, an toàn theo chuỗi giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa nông sản an toàn.

Tăng cường chuyển đổi số trong nông nghiệp

Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Diễn đàn "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Quảng Nam tham gia chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản" với sự tham dự của 200 chủ thể sản phẩm OCOP, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các chủ thể có ý tưởng, dự án khởi nghiệp, sáng tạo.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第4张

Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Duy Oanh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh. Ảnh: T.H.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第5张

Sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Duy Oanh đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: T.H.

Tại Diễn đàn, Hội Nông dân tỉnh đã mời chuyên gia chuyển đổi số và lãnh đạo Bưu điện tỉnh hướng dẫn về quy trình áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như quy trình đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử https://buudien.vn/.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam khuyến khích các hội viên nông dân phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đặc biệt là quan tâm phát triển một số mô hình hợp tác xã gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第6张

Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào là đơn vị tiên phong trong tích tụ ruộng đất và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: T.H.

Năm 2024, Hội triển khai nền tảng số Nông dân Việt Nam, đồng thời thực hiện thí điểm Mini App Nông dân Việt Nam. Đến nay đã thành lập đội ngũ chuyên trách quản trị App tại Hội Nông dân 18/18 huyện, thị xã, thành phố và 240/240 cơ sở Hội hướng dẫn đến cán bộ xã và Chi tổ hội cài đặt, đăng ký và sử dụng với kết quả có trên 3.000 cán bộ, hội viên đăng ký tham gia.

Các cấp Hội trên địa bàn tỉnh tổ chức được 14 lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật hợp tác xã, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến nay, tỉnh Quảng Nam có 5.900 hội viên, nông dân tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội đã hướng dẫn thành lập mới 3 hợp tác xã và 11 tổ hợp tác trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, Hội Nông dân các cấp tăng cường phối hợp với các cấp, ngành và doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Cùng với đó, Hội phối hợp, tổ chức hỗ trợ vốn, tín dụng đối với các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp để phát triển quy mô, sản xuất bền vững, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn....

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第7张

Hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP của 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đến với các bạn bè trong nước và quốc tế. Ảnh: T.N.

Hội Nông dân Quảng Nam tạo "cầu nối" tiếp sức cho kinh tế tập thể phát triển bền vững  第8张

Các hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H.

"Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức về Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; tập trung hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp sắp xếp, củng cố lại bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành viên, mở rộng quy mô sản xuất; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, Hội phối hợp với các cơ quan chức năng để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ; đẩy mạnh các phong trào thi đua do Hội phát động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng...", ông Nguyễn Út – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam chia sẻ.