Clip Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa.

Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" tại Thanh Hóa được triển khai tháng 7/2022, tại 11 xã, thị trấn thuộc 3 huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa và Yên Định.

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第1张

Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tiếp và làm việc với đoàn.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo truyền thông và kết nối cấp tỉnh với 100 đại biểu tham gia; tổ chức 55 lớp tập huấn và triển khai thực hiện 660 mô hình về 5 khâu kỹ thuật (Lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, nuôi sâu canxi và nuôi trùn quế) với 2.068 người tham gia; hỗ trợ 11 máy băm phụ phẩm nông nghiệp cho 11 xã, thị trấn tham gia dự án và 40 thùng rác phân loại thức ăn cho nhà hàng trên địa bàn xã Tiên Trang và thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương; hỗ trợ các tổ, nhóm thu gom rác thải và tổ tuyên truyền dự án.

Trong 2 ngày làm việc đoàn đã đi thăm thực tế một số mô hình xử lý rác thải tại huyện Quảng Xương và Yên Định, đồng thời thảo luận với các hộ nông dân tham gia dự án.

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第2张

Đoàn công tác đã thăm và làm việc với một số hộ hưởng lợi từ dự án ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đánh giá của đoàn công tác thì dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường, sử dụng đệm lót sinh học cho gà con giúp gà khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh, giảm tỉ lệ mắc bệnh như tiêu chảy, hen ở gà, hạn chế tỷ lệ chết, gà sạch, thịt chắc và thơm ngon, lợi nhuận thu về tăng lên, đệm lót sinh học tiêu hủy phân và nước tiểu của gà hiệu quả, mùi hôi thối không còn nữa, cải thiện môi trường sống cho vật nuôi, không gây ảnh hưởng đến dân cư. Lên men phụ phẩm cây trồng thành thức ăn chăn nuôi đem lại nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia súc, giúp tăng khả năng tiêu hóa, giảm chi phí đầu vào, chủ động nguồn thức ăn dinh dưỡng vào mùa đông.

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第3张

Đoàn thăm mô hình nuôi nuôi sâu canxi của gia đình ông Bùi Văn Mạnh thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Đặc biệt, tận dụng rơm rạ sau thu hoạch để ủ, không đốt rơm rạ giúp môi trường không khí trong lành hơn. Nuôi sâu canxi và trùn quế vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ phân vật nuôi, vừa tạo được nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, cũng như làm phân bón cho các loại cây trồng, giảm chi phí sản xuất, giúp phát triển kinh tế. Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, giúp người dân khôi phục lại độ màu mỡ của đất, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng và nhân rộng, chi phí thấp, giúp nông dân bỏ thói quen đốt đồng gây ô nhiễm môi trường, giảm được chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh, lúa sinh trưởng và phát triển tốt, qua đánh giá sơ bộ, năng suất lúa cao hơn so với ruộng lúa không sử dụng chế phẩm xử lý sau thu hoạch.

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第4张

Mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học của gia đình bà Trịnh Thị Binh ở xã Định Long (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).

Ngoài ra, đoàn công tác cũng đánh giá cao việc triển khai thực hiện dự án tại tỉnh Thanh Hóa; các mô hình được thực hiện theo chuỗi các hoạt động, từ tập huấn lý thuyết, hướng dẫn thực hành theo phương châm cầm tay chỉ việc, các mô hình thiết thực, dễ làm, dễ áp dụng. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao, góp phần giảm lượng rác thải, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第5张

Đoàn công tác thăm thực tế tại mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học của gia đình bà Trịnh Thị Binh ở xã Định Long (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).

Trong thời gian tới, đoàn công tác mong muốn BQLDA tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tuyên truyền triển khai nhân rộng mô hình, hướng dẫn các hộ dân áp dụng nhiều kỹ thuật xử lý rác thải vào thực tế sản xuất; tổ chức các buổi tham quan, chia sẻ học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp các hộ tự giác biến rác thải hữu cơ thành nguồn tài nguyên quý, tăng thu nhập cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm

Cánh đồng sau bão số 3 ở Thanh Hóa lúa nằm dài thườn thượt, dân lội bì bõm vớt ngọc trời

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第6张

Siêu bão số 3, cơn bão Yagi trước giờ đổ bộ đất liền Thanh Hóa, dân hối hả làm việc này ngoài đồng

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第7张

Thanh Hóa: Huyện Cẩm Thủy có nhiều sáng kiến, đổi mới trong công tác hội

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第8张

Thanh Hóa: Tập huấn truyền thông về chính sách dân tộc, phát triển kinh tế miền núi ở huyện Bá Thước

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第9张

Thanh Hóa: Tập huấn cài đặt App nền tảng số Nông dân Việt Nam; ứng dụng đọc báo điện tử Dân Việt

Dự án xử lý rác thải cho nông dân tại Thanh Hóa mang lại lợi ích kinh tế thấy rõ  第10张