6 dấu hiệu cho thấy thận có thể sắp hỏng
(Dân trí) - Thận rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Cơ quan này chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng, từ xử lý chất thải cơ thể đến tạo ra hormone.
Thận là cơ quan thuộc hệ thống tiết niệu, được biết đến với vai trò quan trọng là loại bỏ chất độc cũng như chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Thận giúp điều hòa natri, kali trong máu, qua đó điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.
Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu với tốc độ 90 ml mỗi phút hoặc hơn. Điều này được gọi là mức lọc cầu thận, hoặc GFR. Theo thời gian, thận của nhiều nam giới bắt đầu suy giảm chức năng nhưng bạn sẽ không cảm nhận được tác động ngay lập tức.
Mặt khác, việc thiếu cảnh báo sớm từ các triệu chứng có thể khiến bạn mất cơ hội làm chậm các tổn thương. Hầu hết mọi người không bắt đầu cảm thấy thực sự bị bệnh cho đến khi chức năng thận còn dưới 10%.
Thận có khả năng bù trừ. Khi một quả thận suy giảm chức năng, quả thận bên đối diện có thể tăng hoạt động để bù trừ. Do đó, những bệnh lý về thận thường rất kín đáo, khó phát hiện. Cách bảo vệ tốt nhất cho thận là kiểm soát đường huyết và huyết áp. Tiểu đường và tăng huyết áp là hai thủ phạm chính trong số 2/3 bệnh nhân suy thận.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trong trường hợp có một trong số dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi kiểm tra ngay mà không cần đợi đến buổi khám định kỳ hàng năm:
Phù và tăng cân
Thận đóng vai trò trong việc đào thải các chất thải qua nước tiểu. Khi thận suy giảm chức năng, các chất không được đào thải mà được giữ lại, tăng tích nước trong các mô, gây phù và tăng cân.
Phù là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận (Ảnh: Getty).
Tiểu ít
Khi thận giảm hoạt động, tăng tích nước trong các mô, lượng nước đào thải (nước tiểu) cũng giảm, dù bạn có uống nhiều nước.
Cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ
Một trong những chức năng của thận cần được kể đến là điều hòa nồng độ hemoglobin trong máu. Khi chức năng này giảm, cơ thể có những dấu hiệu thiếu máu, gây ra những triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ.
Ăn không ngon, buồn nôn, khó suy nghĩ mọi thứ rõ ràng
Triệu chứng này được giải thích do sự tích tụ quá lâu các chất độc, chất thải trong cơ thể gây rối loạn hoạt động của dạ dày và não bộ.
Huyết áp cao
Khi thận bị tổn thương, chức năng điều khiển huyết áp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Áp lực trong mạch máu luôn ở mức cao, gây hại cho các mạch máu đến thận, càng làm tình trạng suy thận thêm trầm trọng.
Rối loạn nhịp tim
Thận điều hòa lượng kali trong máu. Kali là ion chính trong tế bào chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của hệ cơ tim bằng cách tạo ra và dẫn truyền xung động. Do vậy, nồng độ kali thay đổi có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
Lưu ý bảo vệ thận
Để bảo vệ thận, bạn cần duy trì lối sống luôn năng động và khỏe mạnh (Ảnh: Getty).
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện kịp thời các vấn đề trong cơ thể. Nếu đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng lên thận như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), một số loại kháng sinh, thuốc chứa i-ốt hoặc lithium,... cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, theo Healthline, để bảo vệ thận, bạn cần duy trì lối sống luôn năng động và khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo, mà nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Nó cũng có thể làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, cả hai đều quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thận.
Đồng thời, cần lưu ý uống nhiều nước. Uống 8 ly nước mỗi ngày là một mục tiêu tốt vì nó khuyến khích bạn giữ đủ nước. Uống nước thường xuyên và đều đặn sẽ tốt cho thận của bạn.
Nước giúp loại bỏ natri và độc tố khỏi thận. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Đăng thảo luận
2024-09-24 08:04:57 · 来自222.51.238.158回复
2024-09-24 08:15:05 · 来自171.14.99.240回复
2024-09-24 08:25:09 · 来自106.84.119.230回复
2024-09-24 08:34:52 · 来自139.201.152.6回复
2024-09-24 08:45:24 · 来自139.204.51.126回复
2024-09-24 08:55:17 · 来自171.14.28.215回复
2024-09-24 09:05:29 · 来自171.9.126.250回复