(NLĐO) - Thiết bị Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gắn trên tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã dò được 1 thứ, hứa hẹn mở ra cánh cửa mới cho vật lý không gian.
Lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu thiên văn, hợp tác khoa học giữa ESA và Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) thông qua sứ mệnh Hằng Nga 6 đã giúp bắt được ion âm trên Mặt Trăng, hứa hẹn cách mạng hóa nghiên cứu về một loạt thiên thể khác trong vũ trụ.
Khu vực hạ cánh của tàu Hằng Nga 6 trên Mặt Trăng - Ảnh: CNSA/CLEP
Các ion âm này được thu thập bởi thiết bị chuyên dụng gọi là NILS, một máy dò hạt ion âm của ESA.
Ion âm là một trong các hạt thứ cấp từ gió Mặt Trời - dòng bức xạ liên tục mà ngôi sao mẹ của chúng ta ập vào các thiên thể xung quanh nó, bao gồm Trái Đất.
Từ trường mạnh mẽ của Trái Đất hoạt động như một lá chắn trước cơn gió sao khốc liệt này.
Nhưng vệ tinh mang tên Mặt Trăng của Trái Đất thì không có từ trường và bầu khí quyển rất loãng, do đó các dòng bức xạ sẽ va đập thẳng vào bề mặt và tạo ra các hạt tích điện.
Trong khi các hạt tích điện dương đã được đo từ các tàu quỹ đạo trước đây thì việc đo các hạt tích điện âm là một thách thức.
Các ion âm tồn tại trong thời gian ngắn và không thể bay lên quỹ đạo. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học ESA cần vận hành thiết bị của họ ở gần bề mặt Mặt Trăng.
Đăng thảo luận