Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Công Dũng - Giám đốc Nhà xe Dũng Thủy - cho biết hiện nhà xe đã phải tạm dừng chạy các tuyến Hà Nội - Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) do tình hình mưa lũ trên địa bàn đang diễn ra phức tạp. Đặc biệt, sau vụ lũ quét khiến hàng chục người chết và mất tích ở huyện Nguyên Bình, các nhà xe ở Cao Bằng đều không dám chạy qua khu vực này vì lo sợ sạt lở.
“Các tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, nước ngập vẫn lớn nên chúng tôi đang hạn chế xe, nhất là các chuyến xe vào ban đêm”, ông Dũng nói.
Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc hãng xe Sao Việt chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai - Sapa - cho biết, hãng đã thông báo tạm dừng hoạt động các xe di chuyển lên Sa Pa. Đối với tuyến Hà Nội - Lào Cai, xe vẫn hoạt động bình thường nhưng việc trung chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, hiện tuyến Hà Nội - Yên Bái, nút giao IC11 cao tốc Hà Nội - Lào Cai cũng đã đóng. Với tình hình ngập lụt ở tỉnh Yên Bái như hiện nay, một số nhà xe đã dừng hoạt động vận tải hành khách vào khu vực thành phố.
Hiện trường vụ sạt lở ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) khiến một chiếc xe khách bị lật đổ.
Thông tin với PV Tiền Phong, ông Vương Duy Dũng - Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình - cho biết, đến thời điểm này, khu vực ở phía Bắc có tuyến Hà Nội - Âm Thượng (Phú Thọ), và Bảo Lâm (Cao Bằng) đã tạm dừng hoàn toàn, chờ thông báo mới của chính quyền địa phương mới được phép hoạt động. Tuyến Hà Nội - Lào Cai, hiện các nhà xe cũng hạn chế khai thác.
Trước tình hình mưa lũ vẫn diễn ra phức tạp, ông Dũng cho hay, bến xe khuyến cáo các nhà xe phải đảm bảo an toàn cho hành khách, hoặc nghiên cứu kỹ các tuyến đường thấy an toàn mới được chạy.
“Mấy hôm nay lượng khách đến bến xe Mỹ vắng, giảm tới hơn 50% so với ngày bình thường. Các nhà xe cũng phải tạm dừng chờ đợi tình hình mưa lũ có chuyển biến”, ông Dũng chia sẻ.
Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa tiếp tục đề nghị các Sở GTVT ở các tỉnh phía Bắc khẩn trương chỉ đạo các đơn vị căn cứ tình hình diễn biến của thời tiết chủ động có phương án tạm dừng các hoạt động vận tải đường bộ trong thời gian thời tiết xấu, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và tài sản.0
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của mưa, bão, sẵn sàng phương án chuyển tải hành khách trong trường hợp có sự cố đặc biệt.
Việc đưa phương tiện tham gia kinh doanh vận tải khi thời tiết xấu (mưa to, gió lớn, tuyến đường vận chuyển bị sạt lở, ngập lụt…) phải tuân thủ theo phương án tổ chức, điều tiết giao thông của cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương.
Trước khi đưa xe vào hoạt động kinh doanh vận tải phải theo dõi tình hình dự báo thời tiết, khảo sát lộ trình tuyến đường, địa điểm nơi đến nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Đối với các bến xe khách, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu chủ động thông báo thông tình hình diễn biến của mưa, bão đến các đơn vị hoạt động vận tải tại bến để có phương án chuẩn bị.
"Trường hợp phương tiện vận tải tại địa phương không đáp ứng để vận chuyển hàng hóa, hành khách thì liên hệ với Cục Đường bộ Việt Nam để hỗ trợ việc phối hợp huy động phương tiện từ địa phương khác", đại diện Cục Đường bộ Việt Nam thông tin.
Hiện Sở GTVT Cao Bằng yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động vận tải ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, gồm vận tải hành khách bằng xe buýt, xe khách tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng trên địa bàn tỉnh cho đến khi có thông báo mới.
Nhân viên xe buýt Hà Nội trả lại 150 triệu đồng cho khách để quên 11/09/2024 Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên - Hà Nội 10/09/2024 Đoạn đường qua Cục Đường bộ Việt Nam nhếch nhác do không được bố trí vốn liên tục 18/05/2024Kinh tế
Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?
Kinh tế
Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới
Kinh tế
Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội
Kinh tế
Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?
Xã hội
Đăng thảo luận