(NLĐO) - Sự bất ổn của hành tinh khổng lồ nhất Thái Dương hệ đã gián tiếp khiến Trái Đất sinh ra Mặt Trăng.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi các nhà khoa học hành tinh Chrysa Avdellidou từ Đại học Leicester (Anh) và Kevin Walsh từ Viện nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) đã đưa ra một mô hình mới cho thấy vai trò đặc biệt của Sao Mộc đối với sự hình thành Trái Đất ngày nay.
Sao Mộc là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời, có thể đã góp phần định hình một số hành tinh khác bao gồm Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA/FUSE/Lynette Cook
Nghiên cứu xoáy vào một lý thuyết gọi là "Mô hình Nice", nói về hệ Mặt Trời vô cùng hoang dã trong khoảng vài triệu năm đầu tiên sau khi hình thành.
Đó là khi các hành tinh sơ sinh nhất của hệ sao chúng ta đang trú ngụ còn chạy lung tung, va chạm nhau, vỡ tan, hợp nhất.
Có thể coi chúng như những tiền hành tinh, vì chính những phần cơ thể vỡ nát của chúng đã dần tụ lại thành các hành tinh ngày nay.
Nhưng có một hành tinh khổng lồ đã được sinh ra sớm nhất trong đĩa tiền hành tinh quanh Mặt Trời non trẻ: Sao Mộc.
Một số mô hình đã cho thấy Sao Mộc sơ khai không nằm ở vị trí hiện tại, mà đã từng di chuyển khi mới ra đời và có thể ảnh hưởng đến sự hình thành các hành tinh khác. Những điều đó xảy ra khi nào và tác động như thế nào với Trái Đất?
Theo Space.com, nhóm nghiên cứu tập trung vào một loại thiên thạch gọi là EL enstatite chondrite, có hàm lượng sắt thấp và có thành phần cũng như tỷ lệ đồng vị rất giống với vật liệu hình thành nên Trái Đất.
Điều này cho các nhà khoa học biết rằng các chondrite của Trái Đất và EL có khả năng ngưng tụ ở cùng một phần của đĩa hình thành hành tinh.
Tuy nhiên, vật thể mẹ của EL dường như không còn ở gần Trái Đất nữa. Các quan sát thiên văn đã kết nối những thiên thạch này với họ tiểu hành tinh Athor, được tìm thấy khá xa trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Đăng thảo luận