Tại chương trình, người xem được thấy các hiện vật lịch sử, văn hoá gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc S’Tiêng như các vật dụng săn bắn, vật dụng sinh hoạt, sản xuất, các nhạc cụ dân tộc… Đây là các hiện vật đặc trưng gắn liền với đời sống của dân tộc S’Tiêng từ bao đời nay, phản ánh rõ nét đời sống văn hóa và tinh thần đặc sắc của cộng đồng người S’Tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước và một số tỉnh lân cận.
Các vật dụng sinh hoạt của người S'Tiêng sẽ được trưng bày trong chương trình. Nguồn: Bảo tàng BP.Cũng tại chương trình, ban tổ chức sẽ phục dựng lại lễ hội Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới) của cộng đồng người S’Tiêng thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Đây là lễ hội lớn của người người S’Tiêng thường được tổ chức sau vụ thu hoạch lúa để tri ân các vị Thần như Thần Lúa, Thần Trời, Thần Đất, Thần Sông, Thần Suối… và tri ân tổ tiên, ông bà đã phù hộ cho buôn cho sóc có được vụ mùa bội thu.
Nghi lễ tại lễ hội Crac Băr mêy. Nguồn: Bảo tàng BP.Bên cạnh phần lễ như Rước hồn lúa, làm Lễ Cúng cơm mới với đầy đủ lễ vật và mời Thần Lúa cùng các Thần về thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của cộng đồng, cầu xin các thần tiếp tục che chở cho dân sóc có sức khỏe, vụ mùa năm tới lúa chất đầy kho, heo gà đầy chuồng, bầu bí đầy rẫy... thì phần hội cũng tạo sức thu hút với mọi người khi mọi người tham gia đều mặc những bộ đồ truyền thống, đeo trang sức bạc cổ truyền cùng quây quần múa hát trong tiếng tiếng cồng, tiếng chiêng.
Các già làng làm lễ Cúng cơm mới. Nguồn: Bảo tàng BP.Theo đại diện ban quản lý khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, lễ hội Crac Băr mêy là chương trình độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Để phục dựng lễ hội đúng nguyên bản, ban quản lý khu di tích đã phối hợp với Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Phước mời những già làng, những nghệ nhân người S’Tiêng ở huyện Hớn Quản (Bình Phước) đến tận khu di tích để thực hiện.
Cũng qua lễ hội Crac Băr mêy, đồng bào S’tiêng mong muốn truyền tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và cầu mong cho cộng đồng các dân tộc tỉnh nói riêng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam luôn no đủ, mạnh giàu cùng nhau bảo tồn những nét đẹp văn hóa cổ truyền độc đáo của cộng đồng mình trên nền văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất.
Cũng trong dịp Quốc khánh 2/9, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi sẽ thực hiện chế độ giảm giá vé 30% và tặng quà cho khách tham quan. Ngoài ra khách tham quan còn nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng các dịch vụ trong khu di tích.
Bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con 12/10/2022 Hàng nghìn người chen chân lễ hội du lịch Bình Định năm 2023 30/04/2023 Bình Thuận bảo tồn lễ hội Katê để phát triển du lịch 18/10/2023Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-12-27 18:25:46 · 来自123.233.251.161回复
2024-12-27 18:35:52 · 来自61.237.242.48回复
2024-12-27 18:45:54 · 来自182.89.142.56回复
2024-12-27 18:55:38 · 来自171.15.214.52回复
2024-12-27 19:05:30 · 来自139.201.128.182回复
2024-12-27 19:15:38 · 来自61.236.113.230回复
2024-12-27 19:25:48 · 来自222.33.158.190回复
2024-12-27 19:35:49 · 来自210.36.37.128回复
2024-12-27 19:45:43 · 来自121.77.192.211回复