Mỏ vàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, nhiều vàng nhưng không phải ai cũng dám vào lấy
TPO - Nó nằm ở phía đông Siberia, gần Vòng Bắc Cực, nhiệt độ vào mùa đông có thể lên tới âm 50 độ C, được bao phủ bởi lớp đất cứng đóng băng quanh năm. Chính vì môi trường khắc nghiệt mà dù có vàng ở khắp mọi nơi nhưng không ai dám khai thác vàng tại đây.
1. Mỏ vàng nào dưới đây được mệnh danh là “lãnh địa vàng” của nước ta?
-
icon
Bồng Miêu
-
icon
Đăk Sa
-
icon
Pác Lạng
-
icon
Bồ Cu
Câu trả lời đúng là đáp án A: Mỏ vàng Bồng Miêu được mệnh danh là “lãnh địa vàng”, có trữ lượng lớn nhất trên cả nước với sản lượng 12,4 tấn. Mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là hai trong số những mỏ có trữ lượng vàng lớn (tổng khoảng 20 tấn). Trong đó, theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
2. Tại Việt Nam, có khoảng bao nhiêu điểm khai thác vàng trên cả nước?
-
icon
400
-
icon
500
-
icon
1.500
Câu trả lời đúng là đáp án B: Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng trên cả nước nhưng lại có không nhiều các mỏ quặng vàng lớn. Trong khi đó, theo kết quả thăm dò khoáng sản được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Việt Nam có khoảng 25.084 kg vàng gốc. Mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là hai trong số những mỏ có trữ lượng vàng lớn (tổng khoảng 20 tấn). Trong đó, theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.
3. Việc khai thác vàng trái phép có thể dẫn tới những hậu quả gì?
Câu trả lời đúng là đáp án D: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nạn khai thác vàng trái phép khiến môi trường xung quanh mỏ bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các lán, trại khai thác trái phép không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải chảy ra môi trường chứa các chất độc hại như xyanua, thủy ngân,… Từ đầu năm 2023, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp cùng Công an tỉnh và Công an huyện Phú Ninh tổ chức truy quét các điểm khai thác vàng xung quanh mỏ Bồng Miêu. Các đối tượng đào vàng trái phép để lại nhiều hầm hố được đào sâu, bể hóa chất, xái quặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
4. Việc khai thác vàng ở mỏ Bồng Miêu được ghi nhận dưới triều đại nào?
-
icon
Nhà Trần
-
icon
Nhà Lý
-
icon
Nhà Hậu Lê
-
icon
Nhà Nguyễn
Câu trả lời đúng là đáp án D: Trước đây, người Chăm từng đào sâu vào lòng núi tại mỏ Bồng Miêu, sau đó lợi dụng sức nước của các dòng suối xung quanh để gạn lọc quặng, lấy vàng. Đến thời nhà Nguyễn, các vua kêu gọi những người có kinh nghiệm khai mỏ ra giúp nước. Lúc này, có 5 phương thức tổ chức khai mỏ: do triều đình tổ chức, do thương nhân Hoa Kiều đảm nhiệm, do các tù trưởng dân tộc thiểu số khai thác, do chủ mỏ là người Việt và do nhân dân địa phương tự khai thác sau đó nộp thuế. Ngoài các mỏ kim loại ở phía Bắc, mỏ Bồng Miêu, Quảng Nam cũng được nhà Nguyễn khai thác. Sau khi Pháp đô hộ Việt Nam, năm 1890, thực dân Pháp cho xây nhà máy tại thung lũng Cò Bay để tiếp tục khai thác vàng tại đây.
5. Mỏ vàng lớn nhất thế giới nằm ở nước nào?
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Mỹ
-
icon
Indonesia
Câu trả lời đúng là đáp án C: Mỏ vàng lớn nhất thế giới có tên Grasberg, nằm ở Indonesia, mỗi năm sản xuất tới mấy triệu ounce vàng. Grasberg ở Indonesia được xem là mỏ vàng lớn nhất thế giới. Năm 2018, mỏ này sản xuất khoảng 2,7 triệu ounce vàng. Sản lượng vàng đạt mức cao nhất vào năm 2001, với sản lượng trên 3,5 triệu ounce.
6. Mỏ vàng lộ thiên có trữ lượng lớn nhất thế giới ước tính xấp xỉ bao nhiêu tấn?
-
icon
3.100 tấn
-
icon
4.100 tấn
-
icon
6.200 tấn
Câu trả lời đúng là đáp án B: Suốt 6 thập niên qua kể từ năm 1970 đến nay, mỏ vàng Muruntau luôn được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận như là “Mỏ vàng lộ thiên có trữ lượng lớn nhất thế giới”. Được phát hiện vào giữa năm 1958, mỏ vàng Muruntau có trữ lượng quặng vàng thô ước tính vào khoảng 1,5 triệu ounce (xấp xỉ 4.100 tấn). Mỏ vàng có kích thước chiều dài là 3,5km, chiều rộng là 2,7km và chiều sâu là 600m do Tổ hợp khai thác và luyện kim Navoi (NMMC) thuộc sở hữu của nhà nước Uzbekistan trực tiếp điều hành. Mỏ vàng Muruntau đang sản xuất khoảng 38,5 triệu tấn quặng mỗi năm và sẽ tăng lên 50 triệu tấn quặng vào năm 2026. Cùng với trữ lượng đứng đầu thế giới, mỏ vàng Muruntau là một trong những mỏ kim loại quý hiếm hoi có điều ki kiện khai thác dễ dàng, sản phẩm quặng đạt chất lượng cao, thuận tiện cho quá trình tinh chế.
7. Mỏ vàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, nhiều vàng nhưng ít ai dám vào lấy?
-
icon
Mỏ vàng Kupol
-
icon
Mỏ Grasberg
-
icon
Mỏ vàng Cortez
Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngay từ những năm 1940, Liên Xô đã phát hiện ra một mỏ vàng lớn với trữ lượng khoảng 4.500 tấn. Tuy nhiên, điều khó hiểu là không một ai dám khai thác khu mỏ này. Trên thực tế, mỏ vàng lớn chưa được khám phá này được gọi là mỏ vàng Kupol và nó được coi là một trong những khoáng sản khó khai thác nhất trên thế giới. Nó nằm ở phía đông Siberia, gần Vòng Bắc Cực, nhiệt độ vào mùa đông có thể lên tới âm 50 độ C, được bao phủ bởi lớp đất cứng đóng băng quanh năm. Chính vì môi trường khắc nghiệt mà dù có vàng ở khắp mọi nơi nhưng không ai dám khai thác vàng tại đây. Phải đến năm 2008, mỏ vàng Kupol mới được mọi người chú ý trở lại. Để khai thác mỏ vàng này, Nga đã mở một con đường nhưng đáng tiếc con đường này đã sớm bị bỏ hoang do băng tuyết. Vì vậy thông thường mọi người chỉ có thể đến đây bằng máy bay.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất trên thế giới có tên là gì? 07/10/2024 Ai tạo dựng thương hiệu thời trang xa xỉ, lâu đời nhất thế giới? 02/10/2024 Con sông nào dài nhất Châu Á? 29/09/2024 Thế giới có mấy đảo rác lớn trên đại dương? 25/09/2024 Quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới năm nay? 24/09/2024 Đỗ Hợp (t/h) Xem nhiều Giáo dục
Các trường công an xét tuyển bổ sung chỉ tiêu năm 2024
Giáo dục
Hủy kết quả học tập và thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt
Giáo dục
Nhóm nhà khoa học Việt Nam bị tạp chí nước ngoài gỡ bài báo khoa học
Giáo dục
Xác định nguyên nhân ban đầu vụ nam sinh lớp 9 bị ép ăn đất
Giáo dục
Ép nam sinh lớp 9 ăn đất để quay clip gây phẫn nộ
Tin liên quan Biển Đỏ nối với kênh đào nào?
Giải thưởng Nobel ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí?
Những vụ ngộ độc thực phẩm kinh hoàng trên thế giới
MỚI - NÓNG Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”. Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn. Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.
Đăng thảo luận