Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Theo Huyện ủy Lạng Giang, thời gian qua qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Lạng Giang được quan tâm. Toàn huyện duy trì ổn định 67 trường công lập và 1 trường tư thục với tổng số hơn 1.400 lớp và hơn 49.700 học sinh.
Huyện Lạng Giang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao, kiên cố hóa trường, lớp học; tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng toàn huyện đạt 95,7%, tăng 1,7% so với đầu nhiệm kỳ. 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 16/67 trường, tăng 7 trường so với đầu nhiệm kỳ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, bậc học đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu dạy học.
Thời gian qua, huyện Lạng Giang quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, di tích lịch sử và du lịch
Chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Lạng Giang duy trì ổn định và có chuyển biến tích cực; giáo dục mũi nhọn được quan tâm. Kết quả xét, thi tốt nghiệp các cấp học và thi tuyển sinh vào lớp 10 đều cao hơn mặt bằng chung của tỉnh Bắc Giang. Công tác phổ cập giáo dục của huyện được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt; duy trì 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Đồng thời, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; mạng lưới y tế ngày càng phát triển đa dạng. Toàn huyện Lạng Giang hiện có 67 cơ sở khám bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cơ sở y tế được chú trọng đầu tư. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đạt bình quân 6,2 bác sỹ/vạn dân, tăng 0,4 bác sỹ/vạn dân so với đầu nhiệm kỳ. Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, giữ vững 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được triển khai thực hiện tốt; giữ vững 100% xã, thị trấn trong huyện Lạng Giang đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng nước sạch trên địa bàn được tăng cường; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 86%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 85%.
Trong hơn 2 năm qua, toàn huyện Lạng Giang đã tạo việc làm mới cho 11.870 lao động, trong đó có 915 lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài.
Trong 2 năm qua, đời sống của người dân huyện Lạng Giang tiếp tục đổi thay
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị được huyện Lạng Giang triển khai quyết liệt, đồng bộ. Huyện Lạng Giang triển khai đề án “Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, thúc đẩy chính quyền số huyện Lạng Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030”, với tổng kinh phí 105,3 tỷ đồng.
Thời gian qua, huyện Lạng Giang chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện. 100% cán bộ, công chức, viên chức tạo tài khoản dịch vụ công và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Huyện Lạng Giang đầu tư nâng cấp phòng họp trực tuyến, lắp đặt camera giám sát, trang bị máy Scan cho 21 xã, thị trấn.
Đồng thời, huyện Lạng Giang đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và công tác gia đình” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và văn hoá công sở có chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ gia đình văn hoá, làng văn hoá được nâng lên; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt hơn 92%. Toàn huyện Lạng Giang có 19/19 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 2/2 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
Công tác trùng tu các di tích lịch sử được quan tâm đầu tư đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Năm 2021, huyện Lạng Giang trùng tu được 10 di tích; năm 2022 trùng tu được 3 di tích; nhiều câu lạc bộ truyền thống được bảo tồn như: hát Sọong cô, hát then xã Hương Sơn; Violon làng Then, xã Thái Đào; hát Chèo xã An Hà, xã Đại Lâm, quan họ Thị trấn Vôi, Thái Đào, Mỹ Thái....
Công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lạng Giang được quan tâm chỉ đạo và từng bước đạt được kết quả tích cực; trọng tâm là triển khai nâng cấp cụm di tích đình, đền, chùa, cây Dã Hương, xã Tiên Lục lên di tích cấp Quốc gia đặc biệt và mở rộng Đền Chí Mìu, Đền Bà Chúa Then, xã Hương Sơn thành điểm du lịch tâm linh.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển cả bề rộng và chiều sâu; chất lượng các môn thể thao "mũi nhọn" được duy trì, từng bước nâng lên; nhiều vận động viên của huyện Lạng Giang tham dự các giải thể thao cấp quốc gia, khu vực đạt thành tích cao, như vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh.
Xem nhiềuKinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
9 tháng Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 1.400 doanh nghiệp mới
Kinh tế
Đăng thảo luận