Bất thường đấu giá đất
Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 28/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo của Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, trong giai đoạn này, quy mô giá trị tăng thêm ngành kinh doanh BĐS tăng dần qua từng năm, từ 83.247 tỷ đồng đến 121.090 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 2,72%/năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: Như Ý)
Đoàn giám sát cũng cho biết, có khoảng hơn 2.688 dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị đã và đang triển khai thực hiện với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 8.878 ha.
Cùng với đó, có hơn 430 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang triển khai thực hiện, với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 8.805.830 ha.
Về thể chế, theo ông Thanh, có một số quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ; chưa phù hợp với thực tế, chậm được rà soát, sửa đổi, bổ sung, chưa rõ ràng, dẫn đến không thống nhất trong cách hiểu và trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong đó, có những quy định mới, lần đầu được áp dụng, dẫn đến lúng túng khi triển khai trên thực tế.
Đoàn giám sát cũng cho rằng, khả năng tiếp cận đất đai để triển khai mới các dự án BĐS còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất, tính giá sàn nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu; nhiều dự án gặp vướng mắc về xác định thời điểm giao đất để định giá đất.
“Hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại một số địa phương có biểu hiện bất thường, tạo mặt bằng giá đất cao, quy trình đấu giá còn phức tạp”, ông Thanh cho hay.
Bên cạnh đó, theo Đoàn giám sát của Quốc hội, tình trạng chậm định giá đất còn diễn ra ở nhiều địa phương, là vướng mắc chính dẫn đến nhiều dự án BĐS bị đình trệ. Trong đó có bao gồm cả những dự án cần định giá đất để hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi đưa vào kinh doanh và những dự án thuộc diện phải rà soát, xác định lại giá đất để truy thu.
Không chỉ vậy, các dự án BĐS mới cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, lãi suất còn cao. Hình thức huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp BĐS trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng còn hạn chế.
“Nhiều doanh nghiệp khả năng tài chính còn yếu nhưng vẫn tăng cường phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu quy mô lớn nhưng không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu, tiềm ẩn rủi ro trong bảo đảm thanh toán trái phiếu đến hạn.
Đoàn giám sát cũng chỉ rõ tình trạng, một số doanh nghiệp còn chuyển vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp “lòng vòng” qua nhiều doanh nghiệp khác nhau. Có tình trạng tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức phân phối trái phiếu không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư.
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân (Ảnh minh họa)Giá còn cao so với thu nhập của đa số người dân
Về phát triển nhà ở xã hội, theo Đoàn giám sát, giai đoạn 2015 - 2023, cả nước có khoảng 800 dự án đã được triển khai với quy mô 567.042 căn. Trong đó có 373 dự án đã hoàn thành với quy mô 193.920 căn; 129 dự án đã khởi công với quy mô 114.934 căn và 298 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 258.188 căn.
Theo Đoàn giám sát, các địa phương đều đã ban hành chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, góp phần cụ thể hóa và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Đa số các dự án đều được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Hồng Thanh, việc thực hiện Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030) chưa đạt yêu cầu, đa số địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu.
Kết quả giám sát cũng cho rằng, giá BĐS còn cao so với thu nhập của đa số người dân. Trong khi đó, nhiều khu đô thị bỏ hoang, chung cư mini còn nhiều bất cập và chưa có phương án xử lý, giải quyết hiệu quả; các khu tập thể cũ không bảo đảm điều kiện sống cho người dân.
Đặc biệt, thời gian qua, còn nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai. Tại thành phố Hà Nội có 712 dự án và TPHCM có 220 dự án vướng mắc…
Từ các kết quả trên, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị sớm hoàn thiện các quy định theo hướng tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành; giải quyết được những vướng mắc trên thực tiễn.
Đối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cần khẩn trương rà soát và có giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại, hạn chế, vướng mắc, yếu kém trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, hướng tới phát triển thị trường an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung - cầu…
Vì sao các dự án bất động sản ‘hồi sinh’ không thành? 28/10/2024 Bộ Xây dựng nói về giải pháp chặn các dự án bất động sản bỏ hoang 21/10/2024 Bản tin Hình sự: Giám đốc công ty bất động sản lừa bán đất chiếm đoạt tiền tỷ 20/10/2024Xã hội
Thông tin mới về đợt mưa rất lớn ở miền Trung
Xã hội
Bộ trưởng Quốc phòng trình Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi
Xã hội
Bão Trà Mi đánh sập kho hàng gần 500 mét vuông trong tích tắc
Nhịp sống phương Nam
Cận cảnh cầu có hình dáng chim Hải Âu tung cánh ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Xã hội
Đăng thảo luận