Lao động nữ có những đặc điểm riêng khác so với lao động nam, được pháp luật bảo vệ

Lao động nữ có những đặc điểm riêng biệt so với lao động nam về tâm sinh lý và thể lực, có những đặc trưng riêng về giới khi tham gia quan hệ lao động. Do đó, lao động nữ được pháp luật dành những quy định áp dụng riêng để đảm bảo quyền lợi so với lao động nam.

Khi tham gia quan hệ lao động thì lao động nữ sẽ được bảo đảm các quyền, nghĩa vụ như người lao động nam và được nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt. Bộ Luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra những quy định riêng đối với lao động nữ như sau:

1. Quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Theo điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được áp dụng biện pháp kỷ luật đối với người lao động trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản, cũng như nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Quyền không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Theo khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được yêu cầu hoặc sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong một số trường hợp.

3. Quyền được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày trong trường hợp đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết.

4. Quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Theo khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

 15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第1张 Lao động nữ có những đặc quyền riêng so với nam.

5. Quyền được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh sẽ được nghỉ 30 phút mỗi ngày.

6. Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để có thời gian cho việc cho con bú, vắt sữa, trữ sữa và nghỉ ngơi.

7. Quyền không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động nghiêm cấm sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

8. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai

Theo khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp việc làm tiếp tục có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh.

9. Quyền được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai

Theo quy định tại Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cho biết rằng việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

10. Quyền được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng

Theo Điều 139 Bộ Luật Lao động 2019, lao động nữ khi mang thai sẽ được nghỉ thai sản như sau:

- Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.

- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con.

- Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH.


Link gốc: https://nld.com.vn/15-dac-quyen-danh-cho-lao-dong-nu-khong-phai-ai-cung-biet-196241019073431819.htm?

Theo Người Lao động Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc

Kinh tế

Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày

Kinh tế

Thủ tướng duyệt mở rộng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng
Tin liên quan  15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第2张

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường: Cần sớm đánh giá khoa học, độc lập về thuốc lá mới

 15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第3张

Ngăn chặn thuốc lá nhập lậu: Cần có hàng rào pháp lý

 15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第4张

Lãnh đạo ngân hàng 0 đồng nói gì sau chuyển giao bắt buộc?

MỚI - NÓNG  15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第5张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”.  15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第6张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn.  15 đặc quyền dành cho lao động nữ không phải ai cũng biết 第7张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.