Với phân khúc đặc thù của du lịch TP.HCM, chỉ cần tập trung cho chất lượng, không nên bằng mọi cách chạy theo số lượng.

Đoàn 4.500 khách Ấn Độ không chọn TP.HCM du lịch, có đáng lo?  第1张

Nhóm du khách tham quan rừng ngập mặn bằng xuồng - Ảnh: NHẬT THỊNH

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, khoảng 4.500 du khách Ấn Độ đã có chuyến du lịch tại Việt Nam nhưng không chọn đến TP.HCM.

  • Tại sao đoàn 4.500 khách Ấn Độ không chọn TP.HCM du lịch?

Việc này được ông Lê Trương Hiền Hòa - phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - lý giải là khi đến Việt Nam lần đầu họ thường có xu hướng đến thủ đô để du lịch văn hóa.

Những lần sau đó sẽ lựa chọn những thành phố lớn như TP.HCM để du lịch mua sắm, thụ hưởng.

Làm gì để TP.HCM thu hút du khách nhiều hơn và giữ chân du khách lâu hơn? Nhiều bạn đọc đã góp ý xung quanh câu chuyện này.

Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của bạn đọc Nguyễn Vũ Mộc Thiêng, chuyên gia về du lịch.

Lượng khách quan trọng nhưng khả năng chi tiêu quan trọng hơn

Với dân trong nghề, đó là chuyện bình thường. Lựa chọn điểm đến là quyền của du khách. Không phải muốn là được. Mỗi thị phần khách có cách quảng bá, tiếp cận, đón tiếp và phục vụ riêng.

  • Đoàn 4.500 khách Ấn Độ không chọn TP.HCM du lịch, có đáng lo?  第2张

    Du khách đến Việt Nam du lịch, 'ngán' nhất điều gì?ĐỌC NGAY

Khách nào đến mình cũng không chê nhưng tùy định hướng chiến lược từng địa phương mà có quyết sách ưu tiên. Lượng khách rất quan trọng nhưng quan trọng gấp đôi là khả năng chi tiêu trên mỗi đầu khách.

Du lịch Việt Nam, nhất là du lịch nội địa, lâu nay quan tâm đến số lượng.

Du lịch inbound là những chuyến du lịch khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam mà khách tham quan là người nước ngoài hoặc Việt kiều. Họ là người sinh sống - làm việc ở nước ngoài, đến Việt Nam lưu trú trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Nhưng đã có hiện tượng chạy theo dòng khách kiểu phong trào này. Bài học xương máu của du lịch khu vực tỉnh Bình Thuận, du lịch Nha Trang với một số đoàn khách nước ngoài vẫn nóng hổi.

Thông thường, các thị trường khách này không ổn định, thường chi tiêu thấp hơn, nhưng lại ồn ào, thích màu sắc… Dòng khách này đi tới đâu, khách Âu - Mỹ có khuynh hướng nhường chỗ đến đó vì cảm thấy "không chung sống được".

Như vậy, hậu quả rất khó khắc phục. Với phân khúc đặc thù của du lịch TP.HCM, theo tôi chỉ cần tập trung cho chất lượng, không nên bằng mọi cách chạy theo số lượng.

Dịp tập dượt để đón các đoàn khách lớn

Ngay trong Đông Nam Á, du lịch cũng chia thành nhóm nhỏ gồm 3 phân khúc như sau: 1. Thái Lan, Singapore, Philippines; 2. Malaysia, Indonesia, Brunei; 3. Campuchia, Lào, Myanmar.

Trong từng thị phần cũng phân định cao cấp, trung bình, bình dân. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ cũng vậy. Khó có dịch vụ nào đáp ứng được cho đủ loại khách. Công ty lữ hành nào cũng cần có thị phần khách riêng với dịch vụ tương ứng.

Các công ty du lịch nước ngoài chọn đối tác dựa trên sở trường đón khách của công ty nước sở tại.

Trở lại việc đoàn 4.500 khách Ấn Độ (đi mấy đợt) đến Việt Nam không ghé TP.HCM cũng là điều đáng tiếc cho TP.HCM.

Nhưng điều cần làm là làm sao duy trì dòng khách này ổn định quanh năm để chuyên môn hóa các dịch vụ, chứ không chỉ vài đợt cao điểm.

Với những người làm du lịch, nếu tất cả khách Ấn Độ không chịu đến TP.HCM mới đáng lo.

Từ bao năm nay, Sài Gòn - TP.HCM là trung tâm du lịch cả nước, từ tổng lượng khách, tổng doanh thu đến doanh thu đầu khách.

Dĩ nhiên, cần phải nỗ lực nhiều hơn để sánh vai với các trọng điểm du lịch khác ở Thái Lan, Malaysia, Singapore - ba quốc gia dẫn đầu du lịch Đông Nam Á.

Các đoàn khách đông đến TP.HCM, có thể kết hợp Vũng Tàu, Phan Thiết và xa hơn là Đà Lạt, Nha Trang hoặc cải thiện phương tiện kết nối miền Tây.

Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải giải bài toán với lộ trình cụ thể.

Ở TP.HCM, cộng đồng người Ấn và các nước khác đông hơn nhiều tỉnh thành Việt Nam khác, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn. Đây là thuận lợi lớn trong văn hóa phục vụ, đón các đoàn khách lớn.

Xin chúc mừng Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình đón được đoàn khách lớn.

Đây là dịp tập dượt cho những đoàn khách lớn hơn và chi tiêu nhiều hơn, không chỉ của Ấn Độ mà nhiều thị trường tiềm năng khác.

Cuộc cạnh tranh đón các đoàn khách lớn chỉ mới bắt đầu.

Tiềm năng du lịch sinh thái và các khu buôn bán sầm uất

Theo tôi, TP.HCM có thể phát triển du lịch để lôi kéo du khách theo 2 hướng:

1. Xây dựng Cần Giờ thành khu du lịch sinh thái. Cần Giờ đất rộng, lại có biển, có rừng ngập mặn có thể xây dựng vườn quốc gia thực vật bề thế trồng đủ loại hoa/cây từ khắp nơi, có thể làm vườn thú tự nhiên, vườn chim, vườn bướm (như Singapore). Rồi có thể làm resort trong rừng ngập mặn hoặc sát biển.

2. Xây dựng khu cộng đồng buôn bán sầm uất. Chọn khu vực nào trong Chợ Lớn có nhiều người Hoa tập trung sinh sống, buôn bán, có nhà cổ, có đình chùa, có khu ẩm thực đặc trưng để xây dựng cải tạo sao cho toát ra được nét văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của người Hoa.

Rất nhiều thành phố trên thế giới có China Town (khu phố người Hoa) thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, ăn uống, mua sắm.

Bạn đọc tài khoản Tư Sài Gòn